Bài 1: Bản chất của tiền tệ

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Bài 1: Bản chất của tiền tệ cung cấp các nội dung chính bao gồm Sự ra đời của tiền tệ và Bản chất của tiền tệ. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 1: Bản chất của tiền tệ

1. Sự ra đời của tiền tệ

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, tiền tệ ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Trong quan hệ trao đổi, hình thái giá trị được biểu hiện qua bốn hình thái chủ yếu sau đây:

Hình thái thứ nhất: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:

Trong hình thái này giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện ở giá trị của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá “đơn nhất” với ba đặc điểm:

  • Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị Lao động cụ thể trớ thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng. Lao động tư nhân trở thành lao động xã hội trực tiếp

Hình thái thứ hai: Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng:

Ở hình thái này giá trị của một vật không phải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một vật khác mà được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa khác, có tác dụng làm vật ngang giá. Đây là những vật ngang giá “đặc thù”.

Những vật ngang giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có quyền lực như nhau trong vai trò vật ngang giá. Nhược điểm của hình thái này:

  • Một là: Biểu hiện tương đối giá trị của một hàng hóa chưa được hoàn tất vì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá và chưa có điểm dừng à vật ngang giá chung Hai là: Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa là không thuần nhất, và hết sức rời rạc. Ba là: Nếu giá trị tương đối của mỗi hàng hóa đều biểu hiện ra trong hình thái mở rộng này, thì hình thái giá trị tương đôi của mỗi hàng hóa sẽ là một chuỗi biểu hiện giá trị vô cùng vô tận, khác với hình thái giá trị tương đối của bất kỳ một hàng hóa nào khác.

Hình thải thứ ha: Hình thải giá trị chung:

Trong hình thái này, giá trị chung của tất cả các hàng hóa biểu hiện giá trị của chúng ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Do vậy nó trở thành hình thái giá trị phổ biến, được xã hội thừa nhận và làm cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện, đơn giản hơn, đó là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Lúc này người ta không trao đổi sản phẩm hàng hóa trực tiếp như các hình thái trên, mà trao đổi một cách gián tiếp thông qua vật ngang giá chung.

Hình thái thứ tư: Hình thái giá trị tiền tệ:

  • Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển, theo đó lực lượng sản xuất phát triển, thị trường càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung nên gây khó khăn cho lưu thông trao đổi hàng hóa. Vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần vật ngang giá khác. Sau đó Bạc, Vàng chiếm ưu thế tuyệt đối. Cuối cùng cố định ở Vàng. Chỉ đến lúc này thì hình thái giá trị tiền tệ mới được xác lập và Vàng với tư cách là vật ngang giá chung đã trở thành tiền tệ. Trong quá trình phát triển lâu đời của nền kinh tế hàng hóa, giá trị của hàng hóa đi từ hình thái thứ nhất đến hình thái thứ tư trên đây, trong quá trình đó các mâu thuẫn vốn có trong bản thân hàng hóa được giải quyết. Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ được dễ dàng, thuận tiện hơn. Nghiên cứu về lịch sử tiền tệ, các Giáo sư PAUL. A.SAMUELSON (Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Mỹ) và WILLIAM D.NORDHAƯS (trường Đại học Yale~ My) cũng kết luận rằng “Do các xã hội có sự trao đổi thương mại rộng rãi không thể đáp ứng do các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận, đó là tiền tộ” (Kinh tế học - tập I trang 332 - Viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam biên dịch năm 1989).

2. Bản chất của tiền tệ

Quốc gia nào cũng có đồng tiền riêng, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ đã được ghi nhận từ những hoạt động sớm nhất của con người. Ở cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, chế độ tư hữu xuất hiện, sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền tộ đã xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc có thể mua bán thông qua tiền tệ.

Nhưng bản chất của tiền là gì?

Tiền có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dân tộc, tiền là những đồng xu băng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ hoặc là những khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Nhưng đối với một số dân tộc trong quá khứ không xa lắm, tiền 1L những chuỗi hạt, vỏ ốc được xâu lại vì đó là những vật họ cho là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật như vậy là “tiền” bởi vì chúng đều là những phương tiện được thừa nhận và thỏa thuận trong thanh toán.

Lịch sử phát triển tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa.

Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giả chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.

Hình 1.1: Một số mẫu tiền giấy đang lưu hành trên thế giới

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Bản chất của tiền tệ được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:13/11/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM