Bài 1: Khái niệm trí nhớ

Cùng eLib.VN tìm hiểu định nghĩa trí nhớ, vai trò, cơ sở sinh lí của trí nhớ và một số quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí nhớ thông qua bài giảng Tâm lí học Bài 1: Khái niệm trí nhớ dưới đây nhé.

Bài 1: Khái niệm trí nhớ

1. Định nghĩa trí nhớ

Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân (lưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước dây.

Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh được sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người trước dây mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại.

Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc con người khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của con người.

Biểu tượng khác với hình ảnh (hình tượng) của tri giác ở chỗ: Nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khái quát hơn. Tuy nhiên, tính khái quát và trừu tượng của biểu tượng trí nhớ ít hơn biểu tượng của tưởng tượng.

2. Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được. I.M. Sechenov - nhà sinh lí học Nga đã viết một cách dí dỏm rằng: Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí bậc cao, để con người tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội.

Đối với nhân thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nỏ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.

Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I. Lenin dã nói: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại dã tạo ra.”

3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ

Trí nhớ là một quá trình rất phức tạp. Việc nghiên cứu trí nhớ nói chung và cơ sớ sinh lí của trí nhớ nói riêng dược nhiều nhà khoa học quan tâm.

Học thuyết Pavlov về những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao cho rằng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí học của sự ghi nhớ. Sự củng cố, báo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ sở sinh lí của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động.

Sự giải thích những quá trình trí nhớ theo quan điểm vật lí cũng được xem là một lí thuyết sinh lí học của trí nhớ. Theo quan điểm này, những kích thích đế lại những dấu vết mang tính chất vật lí (như những thay đổi về điện và về cơ trên các xinap - nơi nối liền giữa hai Iiơron thần kinh). Do đó, sự diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.

Ngày nay, những cơ chế của sự giữ gìn tài liệu trong trí nhớ được nghiên cứu sâu hơn. Trước hết là những thay đổi phân tử trong các nơron được đặc biệt quan tâm. Người ta thấy rằng, những kích thích xuất phát từ nơron hoặc được dẫn vào những nhánh của nơron hoặc quay trơ lại thân nơron. Bằng cách đó, những nơron này được nạp thêm năng lượng. Một số nhà khoa học coi đây là cơ sở sinh lí của sự tích luỹ dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.

Tóm lại, trí nhớ là một quá trình phức tạp. Cho đến nay chưa có một lí thuyết thống nhất về cơ chế của trí nhớ. Mỗi lí thuyết trên đây đã giải quyết được một góc độ (tâm lí, sinh lí thần kinh, sinh hoá) của cơ chế trí nhớ.

4. Một số quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí nhớ

Trên bình diện tâm lí học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ: quan điểm của Thuyết liên tưởng, quan điểm của Tầm lí học Gestal, quan điểm của Tâm lí học hiện đại.

4.1 Thuyết liên tưởng về trí nhớ

Thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lí nói chung. Theo quan điểm này, sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lí trên vỏ não bao giờ cũng diễn ra đổng thời hoặc kế tiếp với một hiện tượng tâm lí khác theo quy luật liên tưởng (sự liên tưởng gần nhau về không gian, thời gian, sự liên tướng tương tự về nội dung - hình thức, sự liên tưởng đối lập và sự liên tưởng lôgíc). Ví dụ:

“Ăn trái gắm nhớ trái dừa da diết

Tắm vũng nước trong nhớ hiển biếc hao la.”

(Bài ca chim Cliơ-rao, Thu Bồn)

Như vậy, quan điểm này mới dừng lại ở sự mô tả những điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Nói cách khác, quan điểm này mới nhìn thấy những sự kiện, hiện tượng chứ chưa lí giải được một cách khoa học về sự hình thành trí nhớ. Trong Tâm lí học, việc mô tả các sự kiện, hiện tượng như trên là cần thiết, song thật là sai lầm khi giải thích đó là những mối quan hệ nhân - quả.

4.2 Tâm lí học Gestal về trí nhớ

Đối lập với Thuyết liên tưởng, những nhà tâm lí học Gestal cho rằng, mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành (chứ không phải phép cộng những bộ phận riêng lẻ của nó như các nhà liên tưởng quan niệm). Cấu trúc này là cơ sở tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết, và do đó trí nhớ được hình thành. Tâm lí học Gestal coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh như một quy luật (gọi là Quy luật Gestal).

Tất nhiên, cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ được phát hiện nhờ hoạt động của cá nhân. Do đó, tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt động thì Quan điểm Gestal vẫn không vượt xa được quan điểm Tâm lí học liên tưởng.

Tâm lí học hiện đại coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tâm lí nói chung và trí nhớ nói riêng. Theo quan điểm này, sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu đối với hoạt động của cá nhân. Những quá trình đó (ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện) có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động.

Như vậy, sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không chỉ được quy định bởi tính chất của tài liệu mà chủ yếu bởi mục đích ghi nhớ tài liệu đó của cá nhân.

Trên đây là nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 1: Khái niệm trí nhớ mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM