Bài 2: Các loại trí nhớ
Nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 2: Các loại trí nhớ cung cấp các kiến thức về trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ - logic, trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
Trí nhớ gắn liền với hoạt động và toàn bộ cuộc sống của con người. Do vậy, trí nhớ của con người rất phong phú và đa dạng. Có nhiều căn cứ để phân loại trí nhớ:
- Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất (giữ địa vị thống trị) trong một hoạt động nào đó, có thể phân chia thành: trí nhớ vận động; trí nhớ xúc cảm; trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic.
- Dựa vào tính mục đích của hoạt động, có trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định.
- Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động, có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
- Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan nào đó trong trí nhớ, có trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi...
1. Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic
1.1 Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là trí nhớ về những quá trình vận dộng ít nhiều mang tính chất tổ hợp. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực con người thường xuyên hoạt động mà loại trí nhớ vận động này hay trí nhớ vận động kia phát triển mạnh mẽ. Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trọng dê hình thành kì xảo trong lao động chân tay. Nếu không có trí nhớ vận động, con người sẽ luôn luôn phải học lại (như mới gặp lần đầu) những thao tác chân tay của mỗi hành động. Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bén vững cao của những kĩ xảo lao dộng chân tay dược xem là tiêu chí để đánh giá trí nhớ vận động tốt. Sự “khéo chân khéo tay”, những “bàn tay vàng”... là những dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt.
1.2 Trí nhớ xúc cảm
Trí nhớ xúc cảm là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra trong hoạt động trước đây. Những xúc cảm, tình cảm được giữ lại trong trí nhớ sẽ bộc lộ (sống lại) như là những tín hiệu đặc biệt hoặc thúc đẩy con người hoạt động, hoặc nhắc nhở họ những phương thức hành vi trước đây đã gây ra những xúc cảm, tình cảm đó. Sự tái mật đi hay đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỉ niệm cũ là do ảnh hưởng của trí nhớ này. Trí nhớ xúc cảm có vai trò đặc biệt quan trọng để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mĩ, đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.
1.3 Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện tượng mà trước đây đã tác động vào giác quan của con người. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào các quá trình của trí nhớ mà trí nhớ hình ảnh được chia thành: trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn... (Dựa vào ưu thế, chủ đạo của giác quan nào trong quá trình ghi nhớ, nhận lại và nhớ lại). Vai trò của mỗi loại trí nhớ hình ảnh cũng rất khác nhau đối với mỗi người. Ví dụ: Đối với người làm nghề nấu ăn, trí nhớ mùi vị trở nên rất quan trọng; với người nghệ sĩ, trí nhớ nghe, nhìn lại quan trong hơn. Đặc biệt là người mù thì trí nhớ xúc giác, vị giác, khứu giác rất quan trọng, nó “bù trừ” cho sự khiếm thị của họ.
1.4 Trí nhớ từ ngữ - logic
Trí nhớ từ ngữ - logic là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi ý nghĩ, tư tưởng của con người, nó có cơ sở sinh lí là hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ). Do vậy, trí nhớ từ ngữ - logic là loại trí nhớ đặc trưng cho con người. Loại trí nhớ này phát triển trên cơ sở sự phát triển của trí nhớ vận dộng, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh; đồng thời, ngày càng giữ vị trí trung tâm và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ này. Trí nhớ từ ngữ - logic giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt dộng nhận thức của học sinh.
2. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
2.1 Trí nhớ không chủ định
Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một cái gì đó được thực hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước.
Trí nhớ không chủ định giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ nó mà con người thu được nhiều kinh nghiệm sống có giá trị nhưng ít tốn năng lượng thần kinh.
2.2 Trí nhớ có chủ định
Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ mà trong đó sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đối tượng diễn ra theo mục đích đặt ra từ trước. Để ghi nhớ có chủ định đạt hiệu quả, người ta thường dùng những biện pháp có tính kĩ thuật (lập đề cương, xây dựng dàn ý...).
Trí nhớ có chủ định xuất hiện sau trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể nhưng ngày càng tham gia nhiều vào quá trình tiếp thu tri thức. Trong hoạt động cũng như trong cuộc sống hằng ngày, hai loại trí nhớ này đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau trong việc ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện tri thức, tình cảm và kĩ năng hành động.
3. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
3.1 Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ ngắn hạn (hay còn gọi là trí nhớ tức thời) là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ (tạo vết), giữ gìn (cùng cố vết) và tái hiện diễn ra ngắn ngủi, chốc lát. Lúc đó, người ta thường nói: “Tôi còn đang nhìn thấy nó trước mắt tôi”; “Nó còn đang vang lên trong tai tôi”(như là đang còn tri giác vậy).
Quá trình này còn chưa ổn định, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kinh nghiệm. Đây là một dạng đặc biệt của sự ghi nhớ, của sự tích luỹ và tái hiện thông tin, đồng thời là cơ sở của trí nhớ dài hạn.
3.2 Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thông tin được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và do vậy, thông tin được giữ lại dài lâu trong trí nhớ.
Loại trí nhớ dài hạn rất cần thiết trong việc tích luỹ tri thức. Để trí nhớ này có chất lượng lốt, cá nhân cần luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần với những biện pháp, cách thức khác nhau.
Tất cả các loại trí nhớ trên đây đều có mối liên hệ, quan hệ qua lại với nhau, bởi các tiêu chuẩn phân loại trên đều liên quan đến các mặt khác nhau trong hoạt động của con người, các mặt này không biểu hiện một cách riêng lẻ mà thành một thể thống nhất. Thậm chí, ngay các loại trí nhớ trong một tiêu chuẩn để phân loại cũng có liên hệ qua lại với nhau. Ví dụ: Trí nhớ ngắn hạn là cơ sỡ của trí nhớ dài hạn; trí nhớ từ ngữ - logic được hình thành trên cơ sở của trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và ảnh hường trở lại các loại trí nhớ này.
Trên đây là nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 2: Các loại trí nhớ được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Chúc các bạn học tốt!
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Khái niệm trí nhớ
- doc Bài 3: Các quá trình cơ bản của trí nhớ
- doc Bài 4: Làm thế nào để có trí nhớ tốt