Bài 4: Làm thế nào để có trí nhớ tốt
Cùng tham khảo bài giảng Tâm lí học Bài 4: Làm thế nào để có trí nhớ tốt để tìm hiểu sâu hơn về các cách rèn luyện để ghi nhớ tốt, duy trì việc ghi nhớ và hồi tưởng việc đã quên dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Muốn có trí nhớ tốt, phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu nhớ.
1. Làm thế nào để ghi nhớ tốt?
Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ và xác định được tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu.
Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí nhất, phù hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Trong hoạt động học tập, ghi nhớ logic là hình thức tốt nhất. Để ghi nhớ tốt tài liệu học tập, người học phải lập dàn ý cho tài liệu học tập, tức là phát hiện những đơn vị logic cấu tạo nên tài liệu đó. Dàn ý này dược xem là điểm tựa để ôn tập (củng cố) và tái hiện tài liệu khi cần thiết.
Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, phải sử dụng các thao tác trí tuệ dổ ghi nhớ tài liệu và gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm của bản thân.
2. Làm thế nào để giữ gìn tốt?
Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu. Việc tái hiện tài liệu có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần.
- Tiếp đó, tái hiện từng phần, đặc biệt là những phần khó.
- Sau đó, lại tái hiện toàn bộ tài liệu.
- Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó.
- Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm.
- Xây dựng cấu trúc logic của tài liệu dựa trên mối liên hệ giữa các nhóm.
Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu (“học bài nào xào bài ấy”).
Phải ôn tập xen kẽ, khổng nên ôn tập liên tục một môn học.
Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập liên tục trong một thời gian dài.
Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.
3. Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?
Về nguyên tắc, mọi sự việc, hiện tượng tác động vào não đều có thể tái hiện sau tác động.
- Quên không phải là mất tất cả, cần phải lạc quan tin tướng rằng: Nếu cố gắng, ta sẽ hồi tưởng lại dược.
- Phải kiên trì hồi tưởng.
- Khi đã hồi tưởng sai, thì lần hồi tướng tiếp theo không nên lặp lại cách thức, biện pháp đã làm mà cần phải tìm ra biện pháp, cách thức mới.
- Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại.
- Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng.
- Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân - quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.
Trên đây là nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 4: Làm thế nào để có trí nhớ tốt được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Chúc các bạn học tốt!
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Khái niệm trí nhớ
- doc Bài 2: Các loại trí nhớ
- doc Bài 3: Các quá trình cơ bản của trí nhớ