Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 siêu ngắn

Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn Viết bài làm văn số 1 dưới đây, với hình thức soạn bài siêu ngắn giúp các em tiết kiệm được thời gian soạn bài của mình mà vẫn đảm bảo các kiến thức trọng tâm cần thiết. Cùng eLib học tập hiệu quả nhé!

Mục lục nội dung

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 siêu ngắn

1. Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

Gợi ý làm bài

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cuộc đấu tranh giữa thiện- ác

Thân bài:

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong truyện Tấm Cám.

  • Tấm là đại diện cho cho sự thiện lương, điều tốt trong xã hội. Cám là đại diện cái ác, điều xấu trong xã hội.
  • Cái thiện chiến thắng cái ác. Tấm được hưởng hạnh phúc, mẹ con Cám bị trừng phạt.

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

  • Cuộc đấu tranh thiện -ác chưa bao giờ chấm dứt.
  • Cuộc đấu tranh thiện- ác trong xã hội ngày nay càng khốc liệt hơn, đòi hỏi con người phải tỉnh táo, nghị lực để chiến thắng.

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

Kết bài: Khẳng định cái thiện, cái tốt đích đến cao đẹp mà con người hướng tới.

2. Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kì đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Thân bài

- Giải thích câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

  • Hiền tài: là người tài giỏi, đức độ.
  • Nguyên khí: sức mạnh.

=> Ý nghĩa của câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: Những người học rộng tài cao là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và sự phát triển đất nước.

- Khẳng định ý kiến của là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng các dẫn chứng lịch cụ thể.

- Bài học: Biết trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để phát triển nhân tài, mỗi cá nhân phải ra sức học lập để dựng xây và phát triển đất nước.

Kết bài:

Khảng định lại giá trị ý kiến của Thân Nhân Trung.

3. Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: phương châm "Học đi đôi với hành"

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành":

  • Học là lĩnh hội, tiếp thu các tri thức từ sách vở, đời sống.
  • Hành là việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
  • Đi đôi: song hành, gắn bó với nhau.

- Vì sao cần phải học đi đôi với hành?

  • Việc kết hợp học với hành giúp nhớ lâu, hiểu sâu.
  • Có học lí thuyết mà không thực hành gây lãng phí tri thức, thiếu kỹ năng.
  • Còn hành mà không dựa trên việc học lí thuyết thì sẽ khó đạt được kết quả.

- Tác dụng của việc “học đi đôi với hành”.

- Bàn luận: Cần có phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành. Phê phán những quan điểm sai lầm: học mà không hành, hành mà không học.

- Bài học nhận thức và hành động.

Kết bài

- Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM