Soạn bài đọc thêm Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn đọc thêm "Vịnh khoa thi Hương" dưới đây sẽ giúp các em có kiến thức cơ bản để đi vào phân tích tác phẩm đọc thêm "Vịnh khoa thi Hương". Từ đó, các em sẽ thấy được một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến. Mời các em cùng tham khảo!

Soạn bài đọc thêm Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- "Trường Nam thi lẫn với trường Hà": Điều khác thường ở đây chính là kì thi này lẫn lộn, đó là kì thi thật giả đan xen, một kì thi đầy ô hợp, có sự cậy quyền cậy thế, không tìm được nhân tài thật sự trong kì thi này.

2. Soạn câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình ảnh sĩ tử và quan trường được tác giả tái hiện như sau:

+ "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ": Câu thơ cho thấy sự nhếch nhác, không nghiêm túc khi đi thi của những sĩ tử.

+ "Ậm ọe quan trường miệng thét loa": Câu thơ diễn tả rất rõ hình ảnh "quan trường", từ đó cho thấy sự hống hách, nạt nộ, uy quyền của quan trường.

- Tác giả đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như: Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình, đối, đảo ngữ.

=> Như vậy, với tài năng sáng tạo hình ảnh và sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo, Trần Tế Xương đã vẽ ra một bức tranh của trường thi đầy nhốn nháo, lộn xộn, ô hợp. Qua đó phản ánh một nền giáo dục đang ngày càng suy vong của nước nhà.

3. Soạn câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình ảnh "quan sứ""bà đầm" cho thấy một sự phô trương về hình thức, người thi ra uy, kẻ thì điệu đà, váy lê quét đất. Với cách ăn mặc như vậy hoàn toàn không hợp với nghi lễ của kì thi, đây còn là kì thi rất quan trọng của đất nước.

- Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đối đặc sắc. Chính nghệ thuật đối này đã thể hiện được thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả dành cho bọn thực dân, bọn mua quyền bán chức thời thực dân.

4. Soạn câu 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Bài đọc thêm "Vịnh khoa thi Hương" đã cho chúng ta thấy cảnh tượng trường thi đầy lẫn lộn, sa sút về mặt giáo dục của nước nhà. Nhà thơ đã bày tỏ thái độ và lên án gay gắt trước chế độ thi cử đương thời không nghiêm túc, đầy quyền uy, lên án bọn cậy quyền cậy thế.

- Qua hai câu thơ cuối chúng ta thấy tác giả đã ngầm nhắn nhủ và gửi gắm đến các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, kêu gọi sĩ tử hãy đứng lên vì đất nước. 

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM