Soạn bài Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6 tóm tắt
Bài soạn "Các thành phần chính của câu" dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được các thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Phân biệt các thành phần của câu
1.1. Soạn câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
1.2. Soạn câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
1.3. Soạn câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
2.1. Soạn câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
2.2. Soạn câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
3.1. Soạn câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
3.2. Soạn câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
3.3. Soạn câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
4.1. Soạn câu 1 trang 94 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
1. Phân biệt các thành phần của câu
1.1. Soạn câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Các thành phần chính của câu mà các em đã học là:
- Chủ ngữ.
- Vị ngữ.
- Trạng ngữ.
1.2. Soạn câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Những thành phần của câu có trong ngữ liệu đã cho là:
- Trạng ngữ: "chẳng bao lâu".
- Chủ ngữ: "tôi".
- Vị ngữ: "đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng".
1.3. Soạn câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Thành phần chủ ngữ, vị ngữ là các thành phần chính.
- Thành phần còn lại là các thành phần phụ không bắt buộc phải có.
2. Vị ngữ
2.1. Soạn câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Vị ngữ có những đặc điểm chung như sau:
- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới...
- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...
2.2. Soạn câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Chỉ ra vị ngữ trong những ngữ liệu đã cho như sau:
a. Vị ngữ trong câu trên là: "ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống".
b. Vị ngữ trong câu trên là: "nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập".
c. Vị ngữ trong câu trên là: "là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau".
3. Chủ ngữ
3.1. Soạn câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Chủ ngữ trong các câu đã cho là "tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu".
3.2. Soạn câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Chủ ngữ (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
- Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?,...
3.3. Soạn câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Chủ ngữ trong những câu trên có cấu tạo là:
- Chủ ngữ "Tôi" là đại từ
- Chủ ngữ "Chợ Năm Căn" là cụm danh từ.
- Chủ ngữ "Cây tre" là cụm danh từ.
- Chủ ngữ "Tre, nứa, mai, vầu" là danh từ.
4. Luyện tập
4.1. Soạn câu 1 trang 94 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong ngữ liệu đã cho như sau:
- Câu 1: Tôi (chủ ngữ, đại từ)/ đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng (vị ngữ, cụm động từ).
- Câu 2: Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm danh từ)/ mẫm bóng (vị ngữ, tính từ).
- Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ)/ cứ cứng dần và nhọn hoắt (vị ngữ, hai cụm tính từ).
- Câu 4: Tôi (chủ ngữ, đại từ)/ co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ (vị ngữ, hai cụm động từ).
- Câu 5: Những ngọn cỏ (chủ ngữ, cụm danh từ)/ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua (vị ngữ, cụm động từ).
4.2. Soạn câu 2 trang 94 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Đặt 3 câu như sau:
(1) Em rất thích được đi công viên sở thú.
(2) Bạn Hương đã đi học rất muộn.
(3) Lượm là một chú bé vô cùng dũng cảm.
4.3. Soạn câu 3 trang 94 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Chỉ ra chủ ngữ trong mỗi câu văn em vừa đặt được:
(1) Chủ ngữ là "Em".
(2) Chủ ngữ là "Bạn Hương".
(3) Chủ ngữ là "Lượm".
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phó từ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Vượt thác Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhân hóa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả người Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ẩn dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lượm Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Mưa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lòng yêu nước Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lao xao Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Động Phong Nha Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) Ngữ văn 6 tóm tắt