Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 27: Cacbon
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 27 SGK Hóa học 9 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 84 SGK Hóa học 9
Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? Cho hai thí dụ.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết thù hình
Hướng dẫn giải
- Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên.
- Một nguyên tố hóa học có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất.
Ví dụ:
Cacbon có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Phopho có 2 dạng thù hình là: photpho trắng, photpho đỏ.
2. Giải bài 2 trang 84 SGK Hóa học 9
Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:
a) CuO
b) PbO
c) CO2
d) FeO
Hãy cho biết loại phản ứng, vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.
Phương pháp giải
Xem lại lí thuyết về cacbon
Hướng dẫn giải
a) C + 2CuO → 2Cu + CO2
Loại phản ứng: oxi hóa - khử
Vai trò của C: chất khử
→ Dùng để điều chế kim loại
b) C + 2PbO → 2Pb + CO2
Loại phản ứng: oxi hóa - khử
Vai trò của C: chất khử
→ Dùng để điều chế kim loại
c) C + CO2 → 2CO
Loại phản ứng: oxi hóa - khử
Vai trò của C: chất khử
→ Dùng để luyện gang, thép
d) C + 2FeO → 2Fe + CO2
Loại phản ứng: oxi hóa - khử
Vai trò của C: chất khử
→ Dùng để luyện gang, thép
3. Giải bài 3 trang 84 SGK Hóa học 9
Hãy xác định công thức hoá học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ 3.10. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Nắm được tính chất hóa học của Cacbon, từ hình vẽ xác định A, B, C, D → Nêu hiện tượng và viết PTHH
Hướng dẫn giải
A là CuO,
B là C (cacbon),
C là khí CO2,
D là dung dịch Ca(OH)2
Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ (Cu) tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
Phương trình hóa học:
C(r) + 2CuO(r) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2(k) + 2Cu(r)
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{{\text{O}}_3} + {H_2}O\)
4. Giải bài 4 trang 84 SGK Hóa học 9
Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
Phương pháp giải
Nắm được một số tính chất hóa lý của Cabon và một số hợp chất cơ bản của C, đặc biệt là CO2, CO...
Hướng dẫn giải
Khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường vì: đều sinh ra CO2, CO, SO2 (vì trong than có cả lưu huỳnh lẫn vào). Những khí này đều ảnh hưởng không tốt cho con người, gây độc, gây mưa axit, gây hiệu ứng “nhà kính” làm biến đổi khí hậu...
Biện pháp chống ô nhiễm môi trường : xây lò nung vôi, gạch ngói ở nơi xa dân cư, đồng thời trồng cây xanh vì khi đó cây xanh hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi.
5. Giải bài 5 trang 84 SGK Hóa học 9
Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon, biết 1 mol cacbon cháy toả ra 394 kJ.
Phương pháp giải
- Tính khối lượng C nguyên chất chứa trong mẫu than.
- Tính số mol C: nC = mC/12
- Từ đó tính được nhiệt lượng tỏa ra: Q = nC.394
Hướng dẫn giải
Khối lượng C có trong 5 kg than là:
mC = \( \dfrac{5.90}{100}\) = 4,5 kg = 4500 gam ; nC= 4500/12=375 mol
Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than là: 375. 394 = 147750 kJ
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 26: Clo
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 28: Các oxit của cacbon
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 32: Luyện tập chương 3 Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học