Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 49 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về nhận biết một số anion trong dung dịch. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch

1. Giải bài 1 trang 236 SGK Hóa 12 nâng cao

Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?

A. 1 dung dịch.                                              

B. 2 dung dịch.

C. 3 dung dịch.                                              

D. 5 dung dịch.

Phương pháp giải

Dựa vào sự thay đổi màu sắc, chất khí bay ra và kết tủa làm cơ sở nhận biết các chất để chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn giải

Khi nhỏ trực tiếp dung dịch H2SO4 loãng vào mỗi dung dịch:

  • H2SO4 không phản ứng với KCl và K2SO3
  • H2SOphản ứng với Ba(HCO3)tạo kết tủa và có khí bay ra:

Ba(HCO3)+ H2SO→ BaSO4\(^{\downarrow}\) + 2CO2\(^{\uparrow}\) + 2H2O

  • H2SO4 tạo khí không màu mùi thối với K2S

H2SO+ K2S → K2SO4 + H2S\(^{\uparrow}\) mùi trúng thối

  • H2SO4 tạo khí không màu, không mùi với K2CO3

H2SO+ K2CO→ K2SO4 + H2O + CO2\(^{\uparrow}\)

  • Dùng dung dịch Ba(HCO3)đã nhận được cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra K2SO4 vì có kết tủa, còn KCl thì không:

Ba(HCO3)+ K2SO4 → BaSO4\(^{\downarrow}\) + 2KHCO3

Vậy chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa 5 dung dịch.

⇒ Đáp án D.

2. Giải bài 2 trang 236 SGK Hóa 12 nâng cao

Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 2 anion CO32–  và  SO32–.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng, sự thay đổi màu sắc và kết tủa để chọn phương pháp nhận biết phù hợp.

Hướng dẫn giải

Phương pháp hoá học để phân biệt 2 anion CO32– và SO32–:

Cho dung dịch brom tác dụng với dung dịch chứa các anion trên:

Anion SO32– làm mất màu nâu của dung dịch brom còn CO32– thì không.

SO32– + Br2 + H2O → SO42- + 2H+ + 2Br-

3. Giải bài 3 trang 236 SGK Hóa 12 nâng cao

Có dung dịch chứa các anion NO3, CO32–. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hoá học.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng, sự thay đổi màu sắc và kết tủa để chọn phương pháp nhận biết phù hợp.

Hướng dẫn giải

Cách nhận biết từng ion trong dung dịch trên:

  • Lấy một phần dung dịch, nhỏ từ từ HCl vào, thấy bọt khí thoát ra là CO2 ⇒ có CO32-

\(C{O_3}^{2 - } + 2{H^ + } \to C{O_2} + {H_2}O\)

  • Cho bột Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch vừa thu được ở trên , rồi nhỏ thêm dung dịch H2SO4  vào đồng thời đun nhẹ. Thấy khí không màu thoát ra , ngay lập tức hóa nâu trên thành ống nghiệm ⇒ có NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO không màu + O2 \(\rightleftharpoons\) 2NO2 màu nâu

4. Giải bài 4 trang 236 SGK Hóa 12 nâng cao

Có dung dịch chứa các anion SO32- , SO42-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hoá học.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng, sự thay đổi màu sắc và kết tủa để chọn phương pháp nhận biết phù hợp.

Hướng dẫn giải

Cách nhận biết từng ion trong dung dịch:

Nhỏ BaCl2 vào dung dịch cho tới khi lượng kết tủa không thay đổi nữa, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch HCl dư:

  • Một phần kết tủa có màu trắng không tan trong axit mạnh là  BaSO4 ⇒ có SO42-

Ba2+ + SO42- → BaSO4

  • Một phần kết tủa trắng tan trong axit tạo khí, dẫn khí qua dung dịch brom thấy dung dịch nhạt màu ⇒ khí là SO2 kết tủa là BaSO3 ⇒ có SO32-

Ba2+ + SO32- → BaSO3 

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 + H2O

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Phương trình hóa học:

Ba2+ + SO32- → BaSO3 

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 + H2O

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM