Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 50: Nhận biết một số chất khí

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 50 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về nhận biết một số chất khí. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 50: Nhận biết một số chất khí

1. Giải bài 1 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?

A. Dung dịch NaOH dư.

B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.

C. Dung dịch Na2CO3 dư.

D. Dung dịch AgNO3 dư.

Phương pháp giải

Để lựa chọn hóa chất thích hợp cần lưu ý chọn chất nào mà không giữ lại cả CO2 và HCl; không tác dụng với khí cần làm sạch và lợi về kinh tế.

Hướng dẫn giải

  • Phương án A không chọn vì NaOH giữ lại cả CO2 và HCl
  • Phương án C không chọn vì Na2CO3 có thể phản ứng với CO2

CO2 + Na2CO3 → 2NaHCO3

  • Phương án D không chọn vì AgNO3 là chất rất đắt tiền, không kinh tế.

→ Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.

⇒ Đáp án B.

2. Giải bài 2 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí COvà SO2 được không? Tại sao?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ: Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit, đều tạo kết tủa màu trắng với Ca(OH)2

Hướng dẫn giải

Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit, đều tạo kết tủa màu trắng với Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

3. Giải bài 3 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư
  • Bước 2: Đun nhẹ dung dịch thu được
  • Bước 3: Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được
  • Bước 4: Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư.
  • Bước 5: Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl.

Hướng dẫn giải

Cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp trên:

  • Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

  • Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.
  • Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

  • Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl+ CO+ H2O

4. Giải bài 4 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây:

a) FeS và FeCO3.

b) Na2SO4 và Na2SO3.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của mỗi chất để lựa chọn thuốc thử và phương pháp nhận biết phù hợp.

Hướng dẫn giải

Câu a: Phân biệt FeS và FeCO3

Thuốc thử là dung dịch HCl và giấy trắng tẩm Pb(NO3)2

Nhỏ dung dịch HCl vào hai chất, đặt trên miệng hai ống nghiệm bằng giấy trắng tẩm dung dịch Pb(NO3)2:

  • Nếu là FeS thì giấy hóa đen:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S\(^{\uparrow}\)

H2S + Pb(NO3)3 → PbS\(^{\downarrow}\)đen + 2HNO3

  • Nếu là FeCO3 thì giấy không chuyển màu:

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

Câu b: Phân biệt Na2SO4 và Na2SO3

Cho dung dịch brom vào mỗi dung dịch:

Na2SO3 làm mất màu dung dịch brom còn Na2SO4 thì không:

Na2SO3 + Br2 (nâu đỏ) + H2O → Na2SO4 + 2HBr (không màu)

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM