Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 53: Luyện tập nhận biết một số ion trong dung dịch
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 53 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về nhận biết một số ion trong dung dịch. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 250 SGK Hóa 12 nâng cao
Có các lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch kể trên?
A. 2 dung dịch
B. 3 dung dịch
C. 4 dung dịch
D. 5 dung dịch
Phương pháp giải
Dựa vào sự thay đổi màu sắt kết tủa, xuất hiện khí để nhận biết các chất khi dùng dung dịch NaOH. Từ đó, chọn đáp án thích hợp.
Hướng dẫn giải
Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử:
- Mẫu thử nào có kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu đỏ ngoài không khí là FeCl2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2\(^{\downarrow}\) + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3\(^{\downarrow}\)
- Mẫu thử nào tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3\(^{\downarrow}\) + 3NaCl
- Mẫu thử nào tạo kết tủa màu xanh là CuCl2
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2\(^{\downarrow}\) + 2NaCl
- Mẫu thử nào ban đầu xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan ra là AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
- Mẫu thử nào xuất hiện khí mùi khai thoát lên, làm xanh giấy quỳ tím là NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3\(^{\uparrow}\) + H2O
Vậy có thể nhận biết được 5 dung dịch trên bằng dung dịch NaOH.
⇒ Đáp án D.
2. Giải bài 2 trang 250 SGK Hóa 12 nâng cao
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng, sự thay đổi màu sắc dung dịch, sự xuất hiện kết tủa của các ion để lựa chọn thuốc thử và phương pháp phù hợp.
Hướng dẫn giải
Cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong dung dịch A:
- Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
- Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ
- Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trogn axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+
Ba2+ + SO42- → BaSO4\(^{\downarrow}\)
3. Giải bài 3 trang 250 SGK Hóa 12 nâng cao
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng, sự thay đổi màu sắc dung dịch, sự xuất hiện kết tủa của các ion để lựa chọn thuốc thử và phương pháp phù hợp
Hướng dẫn giải
Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-
Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:
- Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng:
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2\(^{\downarrow}\)
- Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan khi thêm OH-:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3\(^{\downarrow}\)
Al(OH)3\(^{\downarrow}\) + OH- → [Al(OH)4]- tan
- Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2\(^{\downarrow}\)
- Nhỏ vào 2 mẫu thuốc thử chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit:
Ba2+ + SO42- → BaSO4\(^{\downarrow}\)
- Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 48: Nhận biết một số cation trong dung dịch
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 50: Nhận biết một số chất khí
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 51: Chuẩn độ axit- bazơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 52: Chuẩn độ oxi hóa- khử bằng phương pháp pemanganat