Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn

Phần hướng dẫn giải bài tập Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 10 Bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn

1. Giải bài 1 trang 87 SGK Đại số 10

Tìm các giá trị x thỏa mãn điều kiện của mỗi bất phương trình sau:

a) \(\frac{1}{x}< 1-\frac{1}{x+1}\)

b) \(\frac{1}{x^{2}-4}< \frac{2x}{x^{2}-4x+3}\)

c) \(2|x| - 1 +\sqrt[3]{x-1}<\frac{2x}{x+1}\)

d) \(2\sqrt{1-x}> 3x + \frac{1}{x+4}\)

Phương pháp giải:

\(\dfrac{A}{B}\)  có nghĩa khi và chỉ khi \(B\ne 0\)

\(\sqrt{A}\)  có nghĩa khi và chỉ khi \(A \ge 0\)

\(\dfrac{1}{{\sqrt A }}\)  có nghĩa khi và chỉ khi \(A>0\)

Hướng dẫn giải:

Câu a: Tìm các giá trị x thỏa mãn điều kiện của phương trình \(\frac{1}{x}< 1-\frac{1}{x+1}\)

ĐK: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
x \ne 0\\
x + 1 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ne 0\\
x \ne - 1
\end{array} \right.\)

TXĐ: \(D =\mathbb R\backslash \left\{ {0; - 1} \right\}\)

Câu b: Tìm các giá trị x thỏa mãn điều kiện của phương trình \(\frac{1}{x^{2}-4}< \frac{2x}{x^{2}-4x+3}\)

ĐK: 

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - 4 \ne 0\\
{x^2} - 4x + 3 \ne 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right) \ne 0\\
\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) \ne 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ne \pm 2\\
x \ne 1,x \ne 3
\end{array} \right.
\end{array}\)

TXĐ: \(D =\mathbb R\backslash \left\{ { \pm 2;1;3} \right\}\)

Câu c: Tìm các giá trị x thỏa mãn điều kiện của phương trình \(2|x| - 1 +\sqrt[3]{x-1}<\frac{2x}{x+1}\)

ĐK: \(x+1\ne 0\) \(\Leftrightarrow x\ne -1\)

TXĐ: \(D =\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} - 1\}\)

Câu d: Tìm các giá trị x thỏa mãn điều kiện của phương trình \(2\sqrt{1-x}> 3x + \frac{1}{x+4}\)

ĐK: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
1 - x \ge 0\\
x + 4 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \le 1\\
x \ne - 4
\end{array} \right.\)

TXĐ: \(D = ( - \infty ; - 4) \cup ( - 4;1]\) hoặc \(D = \left( { - \infty ;1} \right]\backslash \left\{ { - 4} \right\}\)

2. Giải bài 2 trang 88 SGK Đại số 10

Chứng minh các bất phương trình sau vô nghiệm.

a) \(x^2+ \sqrt{x+8}\leq -3\)

b) \(\sqrt{1+2(x-3)^{2}}+\sqrt{5-4x+x^{2}}< \frac{3}{2}\)

c) \(\sqrt{1+x^{2}}-\sqrt{7+x^{2}}> 1\)

Phương pháp giải:

Đánh giá mỗi vế của các bất phương trình rồi nhận xét.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Chứng minh bất phương trình sau vô nghiệm: \(x^2+ \sqrt{x+8}\leq -3\)

ĐK: \(x + 8 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge  - 8\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} \ge 0\\\sqrt {x + 8}  \ge 0\end{array} \right.\) \( \Rightarrow {x^2} + \sqrt {x + 8}  \ge 0,\forall x \ge  - 8\)

\( \Rightarrow {x^2} + \sqrt {x + 8}  >  - 3,\forall x \ge  - 8\)

Vậy bất phương trình \({x^2} + \sqrt {x + 8}  \le  - 3\) vô nghiệm.

Câu b: Chứng minh bất phương trình sau vô nghiệm: \(\sqrt{1+2(x-3)^{2}}+\sqrt{5-4x+x^{2}}< \frac{3}{2}\)

Ta có: \({\left( {x - 3} \right)^2} \ge 0 \Rightarrow 2{\left( {x - 3} \right)^2} \ge 0\) \( \Rightarrow 1 + 2{\left( {x - 3} \right)^2} \ge 1\) \( \Rightarrow \sqrt {1 + 2{{\left( {x - 3} \right)}^2}}  \ge 1\)

\(5 - 4x + {x^2}\) \( = \left( {{x^2} - 4x + 4} \right) + 1\) \( = {\left( {x - 2} \right)^2} + 1 \ge 1\) \( \Rightarrow \sqrt {5 - 4x + {x^2}}  \ge 1\)

\( \Rightarrow \sqrt {1 + 2{{\left( {x - 3} \right)}^2}}  + \sqrt {5 - 4x + {x^2}} \) \( \ge 1 + 1 = 2 > \dfrac{3}{2}\)

\( \Rightarrow \) BPT \(\sqrt {1 + 2{{\left( {x - 3} \right)}^2}}  + \sqrt {5 - 4x + {x^2}}  < \dfrac{3}{2}\) vô nghiệm.

Câu c: Chứng minh bất phương trình sau vô nghiệm: \(\sqrt{1+x^{2}}-\sqrt{7+x^{2}}> 1\)

Vì \(1 < 7 \Rightarrow 1 + {x^2} < 7 + {x^2}\) \( \Rightarrow \sqrt {1 + {x^2}}  < \sqrt {7 + {x^2}} \)

\( \Rightarrow \sqrt {1 + {x^2}}  - \sqrt {7 + {x^2}}  < 0 < 1\)

\( \Rightarrow \) BPT \(\sqrt {1 + {x^2}}  - \sqrt {7 + {x^2}}  > 1\) vô nghiệm.

Kết luận

Vậy ta được điều cần chứng minh

3. Giải bài 3 trang 88 SGK Đại số 10

Giải thích vì sao các cặp bất phương trình sau tương đương?

a) \(- 4x + 1 > 0\) và \(4x - 1 <0\)

b) \(2x^2 +5 \leq 2x - 1\) và \(2x^2 - 2x + 6 \leq 0\)

c) \(x + 1 > 0\) và  \(x + 1 +\frac{1}{x^{2}+1}>\frac{-1}{x^{2}+1}\)

d) \(\sqrt{x-1} \geq x\) và \((2x +1)\sqrt{x-1} \geq x(2x + 1)\)

Phương pháp giải:

Sử dụng các phép biến đổi tương đương thường gặp để nhận xét.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Vì sao cặp bất phương trình \(- 4x + 1 > 0\), \(4x - 1 <0\) tương đương

Nhân hai vế bất phương trình thứ nhất với -1 và đổi chiều ta được bất phương trình thứ hai (tương đương).

Câu b: Vì sao cặp bất phương trình \(2x^2 +5 \leq 2x - 1\), \(2x^2 - 2x + 6 \leq 0\) tương đương

Chuyển vế và đổi dấu các hạng tử ta được bất phương trình tương đương.

Câu c: Vì sao cặp bất phương trình \(x + 1 > 0\), \(x + 1 +\frac{1}{x^{2}+1}>\frac{-1}{x^{2}+1}\) tương đương

Cộng vào hai vế bất phương trình với biểu thức \(\frac{1}{{{x^2} + 1}}\) không làm thay đổi điều kiện của bất phương trình ta được bất phương trình tương đương.

Câu d: Vì sao cặp bất phương trình \(\sqrt{x-1} \geq x\), \((2x +1)\sqrt{x-1} \geq x(2x + 1)\) tương đương

Hai bất phương trình có điều kiện chung là \(x \ge 1\). Trên tập các giá trị này của x thì biểu thức 2x + 1 > 0 nên nhân hai vế bất phương trình thứ nhất với biểu thức 2x + 1 ta được bất phương trình thứ hai (tương đương).

Vậy ta được điều chứng minh.

4. Giải bài 4 trang 88 SGK Đại số 10

Giải các phương trình sau

a) \(\frac{3x+1}{2}-\frac{x-2}{3}< \frac{1-2x}{4}\)

b) \((2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 \leq (x - 1)(x + 3) + x^2 - 5\)

Phương pháp giải:

Quy đồng mẫu số đưa về bất phương trình bậc nhất bằng các phép biến đổi tương đương đã học.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Giải phương trình \(\frac{3x+1}{2}-\frac{x-2}{3}< \frac{1-2x}{4}\)

\(\frac{{3x + 1}}{2} - \frac{{x - 2}}{3} < \frac{{1 - 2x}}{4} \Leftrightarrow \frac{{3(3x + 1) - 2(x - 2)}}{6} - \frac{{1 - 2x}}{4} < 0\)

\(\Leftrightarrow \frac{{7x + 7}}{6} + \frac{{2x - 1}}{4} < 0 \Leftrightarrow 14x + 14 + 6x - 3 < 0 \Leftrightarrow 20x <  - 11\)

\( \Leftrightarrow x <  - \frac{{11}}{{20}}\)

Vậy \(S = \left( { - \infty ; - \frac{{11}}{{20}}} \right)\)

Câu b: Giải phương trình \((2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 \leq (x - 1)(x + 3) + x^2 - 5\)

\((2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 \le (x - 1)(x + 3) + {x^2} - 5\)

\(\Leftrightarrow 2{x^2} + 5x - 3 - 3x + 1 \le {x^2} + 2x - 3 + {x^2} - 5\)

\( \Leftrightarrow 1 \le  - 5\) vô nghiệm. 

\(S = \emptyset \)

5. Giải bài 5 trang 88 SGK Đại số 10

Giải các hệ bất phương trình

a) \(\left\{\begin{matrix} 6x+\frac{5}{7}<4x+7\\ \frac{8x+3}{2}< 2x+5 \end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x - 2 > 2x + \frac{1}{3}}\\{2(x - 4) < \frac{{3x - 14}}{2}}\end{array}} \right.\)

Phương pháp giải:

- Giải từng bất phương trình tìm tập nghiệm.

- Lấy giao các tập nghiệm đó được tập nghiệm của hệ.

Hướng dẫn giải:

Câu a: Giải bất phương trình \(\left\{\begin{matrix} 6x+\frac{5}{7}<4x+7\\ \frac{8x+3}{2}< 2x+5 \end{matrix}\right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}
6x + \frac{5}{7} < 4x + 7\\
\frac{{8x + 3}}{2} < 2x + 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2x < 7 - \frac{5}{7}\\
8x + 3 < 4x + 10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2x < \frac{{44}}{7}\\
4x < 7
\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x < \frac{{22}}{7}\\
x < \frac{7}{4}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x < \frac{7}{4}\)

Vậy \(S = \left( { - \infty ;\frac{7}{4}} \right)\)

Câu b: Giải bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{15x - 2 > 2x + \frac{1}{3}}\\{2(x - 4) < \frac{{3x - 14}}{2}}\end{array}} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}
15x - 2 > 2x + \frac{1}{3}\\
2(x + 4) < \frac{{3x - 14}}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
13x > \frac{7}{3}\\
4x - 16 < 3x - 14
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > \frac{7}{{39}}\\
x < 2
\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \frac{7}{{39}} < x < 2\)

Vậy \(S = \left( {\frac{7}{{39}};2} \right)\)

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM