Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

I - Dành cho học sinh đại trà

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 46 SBT Địa lí 6 

Dựa vào hình 35 trong SGK Địa lí 6, hãy so sánh đặc điểm hình dạng núi trẻ, núi già theo bảng sau:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng trên cần dựa vào đặc điểm hình dạng núi trẻ, núi già ở hình đã cho về:

- Đỉnh

- Sườn

- Thung lũng

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 46 SBT Địa lí 6

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết: Đặc điểm (hình dạng bên ngoài và bên trong) của địa hình núi đá vôi.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi cần nắm được đặc điểm của địa hình núi đá vôi về:

- Hình dạng bên ngoài

- Hình dạng bên trong

Gợi ý trả lời

- Bên ngoài: các ngọn núi thường chởm lởm, sắc nhọn.

- Bên trong: có các hang động và khối thạch nhũ đủ hình dạng và màu sắc rất đẹp.

3. Giải bài 3 trang 46 SBT Địa lí 6

Hãy nêu các cách phân loại núi sau:

- Phân loại theo độ cao:...............................

- Phân loại theo thời gian hình thành:.................

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về phân loại núi để hoàn thành những từ còn thiếu:

- Độ cao: núi cao, trung bình,...

- Thời gian hình thành: núi già, núi trẻ

Gợi ý trả lời

- Phân loại theo độ cao: núi cao, núi trung bình, núi thấp

- Phân loại theo thời gian hình thành: núi già, núi trẻ

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 46 SBT Địa lí 6

Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Độ cao của các ngọn núi được ghi trên bản đồ là độ cao tương đối.

Phương pháp giải

Để xác định câu trên đúng hay sai cần nắm được đặc điểm của độ cao tương đối và tuyệt đối.

Gợi ý trả lời

Độ cao của các ngọn núi được ghi trên bản đồ là độ cao tương đối.

→ Sai.

2. Giải bài 2 trang 46 SBT Địa lí 6

Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng nhất.

Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo từ mực biển trung bình đến nơi cần đo.

Gợi ý trả lời

Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo

II - Dành cho học sinh khá, giỏi

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 47 SBT Địa lí 6 

Cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Giống nhau: 

Khác nhau:  

Phương pháp giải

Cần nắm được cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối để xác định điểm:

- Giống nhau

- Khác nhau

Gợi ý trả lời

- Giống nhau: đều lấy điểm độ cao lớn nhất đến đỉnh núi.

- Khác nhau: độ cao tương đối tính từ chân núi đến đỉnh, độ cao tuyệt đối tính từ mực nước biển đến đỉnh núi.

2. Giải bài 2 trang 47 SBT Địa lí 6

Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143 m, trên sườn núi có thị trấn sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500 m; dưới chân núi có thị xã Lào Cai ở độ cao 1000 m. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối của Phan Xi Păng, Sa Pa, Lào Cai.

Phương pháp giải

Để vẽ sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối của Phan Xi Păng, Sa Pa, Lào Cai, ta dựa vào số liệu:

- Độ cao Phan Xi Păng

- Độ cao Sa Pa và nằm ở trên sườn núi

- Độ cao Lào Cai và nằm ở dưới chân núi

Gợi ý trả lời

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 47 SBT Địa lí 6 

Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai:

a) Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.

b) Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần có kiến thức về:

- Đặc điểm của núi

- Cách xác định núi trẻ và núi già.

Gợi ý trả lời

a) Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.

→ Sai

b) Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già.

→ Sai

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM