Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ

Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất là tài liệu học tốt môn Địa lí 6 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập nhanh chóng và chính xác. 

Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ

I - Dành cho học sinh đại trà

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 41 SBT Địa lí 6 

a) Các hiện tượng: uốn nếp, đứt gãy, núi lửa, động đất do nội lực hay ngoại lực.

b) Các quá trình: phong hóa các loại đá, xâm thực (do nước chảy, do gió...) là do nội lực hay ngoại lực.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về tác động của nội lực và ngoại lực để xác định:

- Hiện tượng do nội lực

- Hiện tượng do ngoại lực

Gợi ý trả lời

- Các hiện tượng: uốn nếp, đứt gãy, núi lửa, động đất do nội lực.

- Các quá trình: phong hoá các loại đá, xâm thực (do nước chảy, do gió...) là do ngoại lực.

2. Giải bài 2 trang 43 SBT Địa lí 6

Dựa vào các hình 12.1, 12.2 và 12.3 ở trên và các hình 30, 31, 38 trong SGK Địa lí 16, hãy cho biết:

Hình 12-1. Thay đổi nhiệt độ làm cho đá bị nứt vỡ

Hình 12-2. Xâm thực của nước tạo thành suối, sông

a) Những hình nào thể hiện tác động của nội lực.

b) Những hình nào thể hiện tác động của ngoại lực.

c) Tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau như thế nào.

Phương pháp giải

Căn cứ vào 3 hình về sự thay đổi nhiệt độ, xâm thực của nước và vận động nâng lên, hạ xuống để xác định:

- Hình thể hiện tác động của nội lực

- Hình thể hiện tác động của ngoại lựccủa nội lực và ngoại lực

- Sự khác nhau giữa tác động 

Gợi ý trả lời

Dựa vào các hình 12-1, 12-2, 12-3 ở trên và các hình 30, 31, 38 trong SGK Địa lí 6, ta thấy:

- Những hình thể hiện tác động của nội lực: hình 12-3 và hình 31.

- Những hình nào thể hiện tác động của ngoại lực: hình 12-1, hình 12-2, hình 30, hình 38.

- Sự khác nhau của tác động của nội lực và ngoại lực:

+ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất.

+ Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió, ...).

3. Giải bài 3 trang 43 SBT Địa lí 6

Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết: Trên đất nước ta những dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở những vùng đất nào, những địa phương nào?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức thực tế để xác định nơi có dấu vết của núi lửa đã tắt: Tây Nguyên và Nam Trung Bộ,...

Gợi ý trả lời

Trên đất nước ta những dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở những vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như: Pleiku, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai,...

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 44 SBT Địa lí 6

Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai:

Tác động của nội lực

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

Tác động của nội lực sinh ra các đồng bằng châu thổ

Gợi ý trả lời

Tác động của nội lực

2. Giải bài 2 trang 44 SBT Địa lí 6

Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai:

a) Núi lửa tắt là núi lửa gần đây đã ngừng phun.

b) Núi lửa hoạt động là núi lửa mới tắt gần đây.

Phương pháp giải

Để xác định các câu trên đúng hay sai cần nắm được kiến thức về núi lửa:

- Núi lửa tắt

- Núi lửa hoạt động 

Gợi ý trả lời

a) Đúng

b) Sai

II - Dành cho học sinh khá, giỏi

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 44 SBT Địa lí 6 

Dựa vào những kiến thức đã học và kết hợp quan sát hình 27 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:

a) Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra trong trường hợp nào.

b) Phía nào của hai địa mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đất và núi lửa.

c) Phía nào của địa mảng Á – Âu có vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về tác động của nội lực và ngoại lực để xác định:

- Hiện tượng động đất và núi lửa 

- Nơi  xảy ra động đất và núi lửa ở hai địa mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ 

- Nơi hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương

Gợi ý trả lời

a) Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau.

b) Phía Tây của hai mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đất và núi lửa.

c) Phía Tây của địa mảng Á – Âu có vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.

2.  Giải bài 2 trang 45 SBT Địa lí 6

Tại sao núi lửa có dạng hình nón?

Phương pháp giải

Để giải thích dnagj hình nón của núi lửa ta dựa vào:

Các lớp vật chất phía dưới bị nén ép mạnh, áp suất cao sẽ phun trào lên trên bề mặt đất

Gợi ý trả lời

Núi lửa có dạng hình nón do khi các lớp vật chất phía dưới bị nén ép mạnh, áp suất cao sẽ phun trào lên trên bề mặt đất, quá trình phun trào này diễn ra rất mạnh và tạo thành chóp ở miệng núi lửa, các dòng vật chất ở dưới có dạng thân và đáy nón.

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 45 SBT Địa lí 6 

Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.

Quá trình phong hóa các loại đá là do

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

Quá trình phong hóa các loại đá là do nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá.

Gợi ý trả lời

Quá trình phong hóa các loại đá là do

2. Giải bài 2 trang 45 SBT Địa lí 6

Cho biết câu dưới đây đúng sai.

Tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực (mài mòn) để thấp những nơi cao và bồi đắp cho những nơi thấp.

Phương pháp giải

Cần nắm được vai trò của tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực để xác định câu trên đúng hay sai.

Gợi ý trả lời

Tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực (mài mòn) để thấp những nơi cao và bồi đắp cho những nơi thấp.

→ Đúng.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM