Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 2: Dãy số

Nội dung giải SBT môn Toán lớp 11 Bài Dãy số được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh học vừa ôn tập kiến thức vừa củng cố kĩ năng làm bài. Thông qua hệ thống các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết để các em có thể đối chiếu với bài làm của mình từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 2: Dãy số

1. Giải bài 3.9 trang 117 SBT Đại số & Giải tích 11

Viết 5 số hạng đầu và khảo sát tính tăng, giảm của các dãy số \( \left( {{u_n}} \right)\), biết

a) \({u_n} = {10^{1 - 2n}}\)

b) \( {u_n} = {3^n} - 7 \)

c) \( {u_n} = \dfrac{{2n + 1}}{{{n^2}}} \)

d) \( {u_n} = \dfrac{{{3^n}\sqrt n }}{{{2^n}}}. \)

Phương pháp giải:

- Thay các giá trị n = 1,...,5 và tính giá trị của \({u_n} \).

- Để xét tính tăng giảm của dãy số ta có thể xét 1 trong hai cách:

+ Cách 1: Xét tỉ số \(\dfrac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}}\) rồi so sánh với 1 .

+ Cách 2: Xét hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) và so sánh với 0 .

Hướng dẫn giải:

a) Ta có 5 số hạng đầu là: \(\dfrac{1}{{10}},\dfrac{1}{{{{10}^3}}},\dfrac{1}{{{{10}^5}}},\dfrac{1}{{{{10}^7}}},\dfrac{1}{{{{10}^9}}}\).

Dự đoán dãy \(\left( {{u_n}} \right)\) giảm.

Để chứng minh, ta xét tỉ số \(\dfrac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} = \dfrac{{{{10}^{1 - 2\left( {n + 1} \right)}}}}{{{{10}^{1 - 2n}}}} = \dfrac{1}{{{{10}^2}}} < 1\).

Vậy dãy số giảm.

b) Ta có 5 số hạng đầu là  \(- 4,2,20,74,236\).

Xét dấu của hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n} = {3^{n + 1}} - 7 - {3^n} + 7 = {3^{n + 1}} - {3^n} > 0\)

Vậy dãy số tăng.

c) Ta có 5 số hạng đầu là \(3,\dfrac{3}{4},\dfrac{3}{9},\dfrac{3}{{16}},\dfrac{3}{{25}}\).

Xét hiệu:

 \({u_{n + 1}} - {u_n} = \dfrac{2}{{n + 1}} + \dfrac{1}{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}} - \dfrac{2}{n} - \dfrac{1}{{{n^2}}} \\= \left( {\dfrac{2}{{n + 1}} - \dfrac{2}{n}} \right) + \left( {\dfrac{1}{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}} - \dfrac{1}{{{n^2}}}} \right) \\= \dfrac{{ - 2}}{{n\left( {n + 1} \right)}} + \dfrac{{ - 2n - 1}}{{{n^2}{{\left( {n + 1} \right)}^2}}} < 0\)

Vậy dãy số giảm.

d) Ta có 5 số hạng đầu là \(\dfrac{3}{2},\dfrac{{9\sqrt 2 }}{4},\dfrac{{27\sqrt 3 }}{8},\dfrac{{81\sqrt 4 }}{{16}},\dfrac{{243\sqrt 5 }}{{32}}\).

Xét thương: 

\(\dfrac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} = \dfrac{{{3^{n + 1}}\sqrt {n + 1} }}{{{2^{n + 1}}}}:\dfrac{{{3^n}\sqrt n }}{{{2^n}}} \\ = \dfrac{{{3^{n + 1}}\sqrt {n + 1} }}{{{2^{n + 1}}}}.\dfrac{{{2^n}}}{{{3^n}\sqrt n }} \\ = \dfrac{{3\sqrt {n + 1} }}{{2\sqrt n }} > 1\)

Vậy dãy số tăng.

2. Giải bài 3.10 trang 117 SBT Đại số & Giải tích 11

Trong các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) cho dưới đây, dãy số nào bị chặn dưới, bị chặn trên và bị chặn ?

a) \({u_n} = 2n - {n^2};\)

b) \({u_n} = n + \dfrac{1}{n} ;\)

c) \( {u_n} = \sqrt {{n^2} - 4n + 7} ;\)

d) \( {u_n} = \dfrac{1}{{{n^2} - 6n + 11}} .\)

Phương pháp giải:

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho

\( {u_n} \le M,\forall n \in {N^*}\)

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại một số m sao cho

\( {u_n} \ge m,\forall n \in {N^*}\)

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số M,m sao cho

\( m \le {u_n} \le M,\forall n \in {N^*}\)

Hướng dẫn giải:

a) Bị chặn trên vì:

\( {\left( {n - 1} \right)^2} = {n^2} - 2n + 1 \ge 0 \)

\(\Leftrightarrow 1 \ge 2n - {n^2}\)

hay \({u_n} \le 1,\forall n \in N^*. \)

b) Bị chặn dưới vì

\(n + \dfrac{1}{n} \ge 2\sqrt {n.\dfrac{1}{n}} = 2 \) hay \( {u_n} \ge 2,\forall n \in N^*\)

c) Bị chặn dưới vì

\({u_n} = \sqrt {{n^2} - 4n + 4 + 3} = \sqrt {{{\left( {n - 2} \right)}^2} + 3} \ge \sqrt 3 \) hay \({u_n} \ge \sqrt 3 ,\forall n \in N^*.\)

d) Bị chặn vì

\({n^2} - 6n + 11 = {\left( {n - 3} \right)^2} + 2 > 0 \Rightarrow \dfrac{1}{{{n^2} - 6n + 11}} > 0\)

Lại có \({n^2} - 6n + 11 = {\left( {n - 3} \right)^2} + 2 \ge 2 \Rightarrow \dfrac{1}{{{n^2} - 6n + 11}} \le \dfrac{1}{2}\)

Do đó \(0 < {u_n} \le \dfrac{1}{2},\forall n \in N^*\).

3. Giải bài 3.11 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 5\\{u_{n + 1}} = {u_n} + 3n - 2{\rm{ \ với \ }} n\ge {\rm{1}}{\rm{.}}\end{array} \right.\)

a) Tìm công thức tính \({u_n}\) theo n;

b) Chứng minh \(\left( {{u_n}} \right)\) là dãy số tăng

Phương pháp giải:

a) - Tính \(u_2,u_3,...,u_{n+1} \)

- Cộng vế với vế các đẳng thức, từ đó suy ra công thức tính \(u_{n+1}\) theo n .

b) Xét hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) và suy ra kết luận.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\( \begin{array}{l}{u_1} = 5\\{u_2} = {u_1} + 1\\{u_3} = {u_2} + 4\\{u_4} = {u_3} + 7\\{u_5} = {u_4} + 10\\...\\{u_{n + 1}} = {u_n} + 3n - 2\end{array}\)

Cộng vế với vế của các đẳng thức trên ta được:

\( {u_1} + {u_2} + ... + {u_n} + {u_{n + 1}} \\= 5 + \left( {{u_1} + 1} \right) + \left( {{u_2} + 4} \right) + ... + \left( {{u_n} + 3n - 2} \right) \\ \Rightarrow {u_{n + 1}} = 5 + 1 + 4 + 7 + ... + \left( {3n - 2} \right)\)

Ta chứng minh \(1 + 4 + 7 + ... + \left( {3n - 2} \right) = \dfrac{{n\left( {3n - 1} \right)}}{2} \) bằng quy nạp.

Đặt \({S_n} = 1 + 4 + 7 + ... + \left( {3n - 2} \right)\)

+) Với n = 1 thì \({S_1} = 1\) đúng.

+) Giả sử \({S_k} = \dfrac{{k\left( {3k - 1} \right)}}{2} \), ta chứng minh \({S_{k + 1}} = \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {3k + 2} \right)}}{2} \).

Thật vậy,

\( {S_{k + 1}} = {S_k} + 3\left( {k + 1} \right) - 2 \\= \dfrac{{k\left( {3k - 1} \right)}}{2} + 3k + 1 \\= \dfrac{{3{k^2} - k + 6k + 2}}{2} \\= \dfrac{{3{k^2} + 5k + 2}}{2} \\= \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {3k + 2} \right)}}{2}\)

Do đó ta được \(1 + 4 + 7 + ... + \left( {3n - 2} \right) = \dfrac{{n\left( {3n - 1} \right)}}{2}\)

Vậy \({u_{n + 1}} = 5 + \dfrac{{n\left( {3n - 1} \right)}}{2}\) hay \({u_n} = 5 + \dfrac{{\left( {n - 1} \right)\left( {3n - 4} \right)}}{2}\).

b) Xét hiệu

\({u_{n + 1}} - {u_n} \\= 5 + \dfrac{{n\left( {3n - 1} \right)}}{2} - 5 - \dfrac{{\left( {n - 1} \right)\left( {3n - 4} \right)}}{2} \\= \dfrac{{3{n^2} - n - 3{n^2} + 3n + 4n - 4}}{2} \\= \dfrac{{6n - 4}}{2} > 0,\forall n .\)

Vậy dãy số đã cho tăng.

4. Giải bài 3.12 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right) \ với \ {u_n} = {n^2} - 4n + 3\).

a) Viết công thức truy hồi của dãy số;

b) Chứng minh dãy số bị chặn dưới;

c) Tính tổng n số hạng đầu của dãy đã cho.

Phương pháp giải:

a) Xét hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) và suy ra công thức truy hồi.

b) Đánh giá \({u_n} \ge m,\forall n\) suy ra dãy số bị chặn dưới.

c) Nhóm các tổng thích hợp và sử dụng các tổng quen thuộc thu gọn tổng \({S_n} \).

Hướng dẫn giải:

a) Ta có \({u_1} = 0\).

Xét hiệu

\({u_{n + 1}} - {u_n} = {\left( {n + 1} \right)^2} - 4\left( {n + 1} \right) + 3 - {n^2} + 4n - 3 = 2n - 3\).

Vậy công thức truy hồi là \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 0.\\{u_{n + 1}} = {u_n} + 2n - 3{\rm{ \ với \ }}n \ge 1.\end{array} \right. \)

b) \( {u_n} = {n^2} - 4n + 3 = {\left( {n - 2} \right)^2} - 1 \ge - 1. \)

Vậy dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) bị chặn dưới.

c) Ta có

\( {S_n} = 1 + {2^2} + {3^2} + ... + {n^2} - 4\left( {1 + 2 + ... + n} \right) + 3n \\ {\rm{ = }}\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{6} - 4.\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} + 3n \\ {\rm{ = }}\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right) - 12n\left( {n + 1} \right) + 18n}}{6} \\ {\rm{ = }}\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n - 11} \right) + 18n}}{6}. \)

5. Giải bài 3.13 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right) \) với \(\left( {{u_n}} \right) = 1 + \left( {n - 1} \right){.2^n}\).

a) Viết năm số hạng đầu của dãy số;

b) Tìm công thức truy hồi;

c) Chứng minh \(\left( {{u_n}} \right)\) là dãy số tăng và bị chặn dưới.

Phương pháp giải:

a) Cho n nhận lần lượt các giá trị 1, 2, 3, 4, 5 suy ra 5 số hạng đầu.

b) Xét hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) và suy ra công thức truy hồi.

c) Xét dấu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) và kết luận.

Hướng dẫn giải:

a) ​Ta có:

\(u_1= 1 + \left( {1 - 1} \right){.2^1}=1\)

\(u_2 = 1 + \left( {2 - 1} \right){.2^2}=5\)

\(u_3 = 1 + \left( {3 - 1} \right){.2^3}=17\)

\(u_4 = 1 + \left( {4 - 1} \right){.2^4}=49\)

\(u_5 = 1 + \left( {5 - 1} \right){.2^5}=129\)

b) Ta có:

\({u_{n + 1}} - {u_n} \\ = 1 + n{.2^{n + 1}} - 1 - \left( {n - 1} \right){2^n} \\ = 2n{.2^n} - \left( {n - 1} \right){2^n} \\= {2^n}\left( {n + 1} \right) \\ \Rightarrow {u_{n + 1}} = {u_n} + {2^n}\left( {n + 1} \right) \)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\{u_{n + 1}} = {u_n} + \left( {n + 1} \right){2^n}{\rm{\ với \ }}n \ge 1.\end{array} \right. \)

c) Dễ thấy \({u_{n + 1}} - {u_n} = \left( {n + 1} \right){.2^n} > 0\) nên dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là dãy số tăng.

Do đó \({u_n} \ge {u_1} = 1,\forall n\) nên dãy đã cho bị chặn dưới.

6. Giải bài 3.14 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) thoả mãn điều kiện: Với mọi \(n \in N^*\) thì \(0 < {u_n} < 1 \) và \( {u_{n + 1}} < 1 - \dfrac{1}{{4{u_n}}}\)

Chứng minh dãy số đã cho là dãy giảm.

Phương pháp giải:

Chứng minh \({u_{n + 1}}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right) < {u_n}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right)\) và suy ra điều phải chứng minh.

Hướng dẫn giải:

Vì \(0 < {u_n} < 1\) với mọi n nên \(1 - {u_{n + 1}} > 0\).

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có \({u_{n + 1}}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right) \le \dfrac{1}{4}\).

Mặt khác, từ giả thiết

\( {u_{n + 1}} < 1 - \dfrac{1}{{4{u_n}}} \) suy ra \({u_{n + 1}}.{u_n} < {u_n} - \dfrac{1}{4} \) hay \( \dfrac{1}{4} < {u_n}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right).\)

So sánh (1) và (2) ta có: \({u_{n + 1}}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right) < {u_n}\left( {1 - {u_{n + 1}}} \right)\) hay \({u_{n + 1}} < {u_n}\)

Vậy dãy số đã cho là dãy giảm.

7. Giải bài 3.15 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi công thức \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\{u_{n + 1}} = {u_n} + 2n - 1\,\ với\ \,n \ge 1\end{array} \right. \). Số hạng \({u_4}\) là:

A. \({u_3} + 7\)             B. 10

C. 12                   D. \({u_3} + 5\)

Phương pháp giải:

Tính các số hạng \({u_2},{u_3}\) và suy ra \({u_4} \).

Hướng dẫn giải:

Ta có:

\({u_2} = {u_1} + 1 = 1 + 1 = 2 \\ {u_3} = {u_2} + 3 = 2 + 3 = 5 \\ {u_4} = {u_3} + 5 = 5 + 5 = 10\)

Chọn B.

8. Giải bài 3.16 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Hãy chọn dãy số bị chặn trong các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) sau:

A. \({u_n} = {n^2} + n - 1 \)   

B. \({u_n} = {3^n}\)

C. \({u_n} = \sin n + \cos n\)

D. \({u_n} = - 3{n^2} + 1\)

Phương pháp giải:

Đánh giá số hạng tổng quát của từng dãy số và nhận xét.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A: Dãy số không bị chặn trên vì hàm số bậc hai có hệ số a = 1 > 0 nên không có số M nào để \({u_n} \le M,\forall n \).

Đáp án B: Dễ thấy \({3^n} > 0\) nhưng không có số M nào để \({3^n} \le M \).

Đáp án C: Ta có: \(\sin n + \cos n = \sqrt 2 \sin \left( {n + \dfrac{\pi }{4}} \right) \).

Mà \(- 1 \le \sin \left( {n + \dfrac{\pi }{4}} \right) \le 1 \) nên \( - \sqrt 2 \le \sqrt 2 \sin \left( {n + \dfrac{\pi }{4}} \right) \le \sqrt 2 \).

Do đó dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) bị chặn.

Đáp án D: Hàm số bậc hai có hệ số a < 0 thì không có số m nào để \({u_n} \ge m,\forall n \).

Chọn C.

9. Giải bài 3.17 trang 118 SBT Đại số & Giải tích 11

Hãy chọn dãy số tăng trong các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) sau:

A. \({u_n} = - 3n + 1\)    B. \({u_n} = - 2{n^2} + n\)

C. \({u_n} = n + \dfrac{1}{n}\)       D. \({u_n} = \cos n + 1\)

Phương pháp giải:

Xét tính tăng giảm của mỗi dãy số bằng cách xét hiệu \({u_{n + 1}} - {u_n}\) hoặc thương \(\dfrac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án A:

Ta có: \({u_{n + 1}} - {u_n} = - 3\left( {n + 1} \right) + 1 + 3n - 1 = - 3 < 0\) nên dãy số giảm.

Đáp án B:

Ta có: \({u_{n + 1}} - {u_n} = - 2{\left( {n + 1} \right)^2} + \left( {n + 1} \right) + 2{n^2} - n = - 4n - 1 < 0,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\) nên dãy số giảm.

Đáp án C:

Ta có:

\({u_{n + 1}} - {u_n} \\= n + 1 + \dfrac{1}{{n + 1}} - n - \dfrac{1}{n} \\= 1 + \dfrac{1}{{n + 1}} - \dfrac{1}{n} \\= \dfrac{{n\left( {n + 1} \right) + n - n - 1}}{{n\left( {n + 1} \right)}} \\ = \dfrac{{{n^2} + n - 1}}{{n\left( {n + 1} \right)}} > 0,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\)

Do đó dãy số đã cho tăng.

Chọn C.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM