Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
Nội dung giải bài tập trang 37, 38, 39 SBT Toán 11 bài Một số phương trình lượng giác thường gặp bên dưới đây sẽ giúp các em học thật tốt môn Toán. Qua tài liệu này các em sẽ nắm được phương pháp giải cụ thể của từng bài từ đó đưa ra lời giải phù hợp với đề ra. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1.25 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
2. Giải bài 1.26 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
3. Giải bài 1.27 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
4. Giải bài 1.28 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
5. Giải bài 1.29 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
6. Giải bài 1.30 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
7. Giải bài 1.31 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
8. Giải bài 1.32 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
9. Giải bài 1.33 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
10. Giải bài 1.34 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
11. Giải bài 1.35 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
12. Giải bài 1.36 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
1. Giải bài 1.25 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình sau:
a) \(\cos 2x -\sin x -1 = 0\)
b) \(\cos x\cos 2x=1+\sin x\sin 2x\)
c) \(4\sin x\cos x\cos 2x=-1\)
d) \(\tan x=3\cot x\)
Phương pháp giải:
a) Dùng công thức nhân đôi biến đổi cos2x = 1−2sin2x để đưa phương trình về dạng phương trình bậc hai đối với một hàm lượng giác.
b) Sử dụng công thức cosin của tổng cos(a+b) = cosacosb − sinasinb để rút gọn phương trình.
c) Sử dụng công thức nhân đôi sin2x = 2sinxcosx để rút gọn phương trình.
d) - Tìm điều kiện xác định của phương trình.
- Sử dụng công thức \(\cot x=\dfrac{1}{\tan x}\) để rút gọn phương trình.
Hướng dẫn giải:
a) \(\cos 2x -\sin x -1 = 0\)
\(\Leftrightarrow 1-2{\sin}^2 x-\sin x-1=0\)
\(\Leftrightarrow \sin x(2\sin x+1)=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x = 0\\\sin x= -\dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = k\pi ,k\in\mathbb{Z}\\x= -\dfrac{\pi}{6}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\\x=\dfrac{7\pi}{6}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\end{array} \right.\)
b) \(\cos x\cos 2x=1+\sin x\sin 2x\)
\(\Leftrightarrow \cos x\cos 2x-\sin x\sin 2x=1\)
\(\Leftrightarrow \cos 3x=1\)
\(\Leftrightarrow 3x=k2\pi\)
\(\Leftrightarrow x=k\dfrac{2\pi}{3} ,k\in\mathbb{Z}\).
c) \(4\sin x\cos x\cos 2x=-1\)
\(\Leftrightarrow 2\sin 2x\cos 2x=-1\)
\(\Leftrightarrow \sin 4x=-1\)
\(\Leftrightarrow 4x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=-\dfrac{\pi}{8}+k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\)
d) \(\tan x=3\cot x\) (1)
ĐKXĐ: \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \cos x \ne 0\\\sin x\ne 0\end{array} \right.\)
(1) \(\Leftrightarrow \tan x=\dfrac{3}{\tan x}\)
\(\Leftrightarrow {\tan}^2 x=3\)
\(\Leftrightarrow \tan x=\pm\sqrt{3}\)
\(\Rightarrow x=\pm\dfrac{\pi}{3}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
Các giá trị này thỏa mãn điều kiện của phương trình nên là nghiệm của phương trình đã cho.
2. Giải bài 1.26 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình:
a) \(3{\cos}^2 x-2\sin x+2=0\)
b) \(5{\sin}^2 x+3\cos x+3=0\)
c) \({\sin}^6 x+{\cos}^6 x=4{\cos}^2 2x\)
d) \(-\dfrac{1}{4}+{\sin}^2 x={\cos}^4 x\)
Phương pháp giải:
a) b) Sử dụng công thức \({\sin}^2 x+{\cos}^2 x=1\) để rút gọn phương trình.
c) Rút gọn phương trình bằng cách:
- Thêm bớt VT để có hằng đẳng thức số 3.
- Sử dụng công thức \({\sin}^2 x+{\cos}^2 x=1\).
- Sử dụng công thức nhân đôi.
d) Sử dụng công thức nhân đôi để rút gọn phương trình.
Hướng dẫn giải:
a) \(3{\cos}^2 x-2\sin x+2=0\)
\(\Leftrightarrow 3(1-{\sin}^2 x)-2\sin x+2=0\)
\(\Leftrightarrow 3{\sin}^2 x+2\sin x-5=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x=1\\\sin x=-\dfrac{5}{3}\text{(vô nghiệm)}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
b) \(5{\sin}^2 x+3\cos x+3=0\)
\(\Leftrightarrow 5(1-{\cos}^2 x)+3\cos x+3=0\)
\(\Leftrightarrow 5{\cos}^2 x-3\cos x-8=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos x=-1\\\cos x=\dfrac{8}{5}\text{(vô nghiệm)}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow x=(2k+1)\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
c) \({\sin}^6 x+{\cos}^6 x=4{\cos}^2 2x\)
\(\Leftrightarrow {({\sin}^2 x+{\cos}^2 x)}^3-3{\sin}^2 x{\cos}^2 x({\sin}^2 x+{\cos}^2 x)=4{\cos}^2 2x\)
\(\Leftrightarrow 1-\dfrac{3}{4}{\sin}^2 2x=4{\cos}^2 2x\)
\(\Leftrightarrow 1-\dfrac{3}{4}(1-{\cos}^2 2x)=4{\cos}^2 2x\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{13}{4}{\cos}^2 2x=\dfrac{1}{4}\)
\(\Leftrightarrow 13{\left({\dfrac{1+\cos 4x}{2}}\right)}=1\)
\(\Leftrightarrow \cos 4x=-\dfrac{11}{13}\)
\(\Leftrightarrow 4x=\pm\arccos {\left({-\dfrac{11}{13}}\right)}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\pm\dfrac{1}{4}\arccos {\left({-\dfrac{11}{13}}\right)}+k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\)
d) \(-\dfrac{1}{4}+{\sin}^2 x={\cos}^4 x\)
\(\Leftrightarrow- \dfrac{1}{4} + \dfrac{{1 - \cos 2x}}{2} = {\left( {\dfrac{{1 + \cos 2x}}{2}} \right)^2}\)
\(\Leftrightarrow -1+2-2\cos 2x=1+2\cos 2x+{\cos}^2 2x\)
\(\Leftrightarrow {\cos}^2 2x+4\cos 2x=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos 2x=0\\\cos 2x=-4\text{(vô nghiệm)}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow 2x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{4}+k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\).
3. Giải bài 1.27 trang 37 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình sau:
a) \(2\tan x-3\cot x-2=0\)
b) \({\cos}^2 x=3\sin 2x+3\)
c) \(\cot x-\cot 2x=\tan x+1\)
Phương pháp giải:
a) - Tìm ĐKXĐ của phương trình.
- Sử dụng công thức \(\cot x=\dfrac{1}{\tan x}\) để rút gọn phương trình.
b) - Sử dụng công thức nhân đôi để biến đổi phương trình.
- Ta thấy cosx = 0 không là nghiệm của phương trình nên ta chia hai vế của phương trình cho cos2x để rút gọn phương trình.
- Sử dụng công thức \(1+{\tan}^2 x=\dfrac{1}{{\cos}^2 x}\).
c) - Tìm ĐKXĐ của phương trình.
Sử dụng công thức \(\tan x=\dfrac{\sin x}{\cos x}\), \(\cot x=\dfrac{\cos x}{\sin x}\) và công thức nhân đôi để rút gọn phương trình.
Hướng dẫn giải:
a) \(2\tan x-3\cot x-2=0\) (1)
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l} \cos x\ne 0\\\sin x\ne 0 \end{array} \right.\)
(1) \(\Leftrightarrow 2\tan x-\dfrac{3}{\tan x}-2=0\)
\(\Leftrightarrow 2{\tan}^2 x-3-2\tan x=0\)
\(\Leftrightarrow \tan x=\dfrac{1\pm\sqrt{7}}{2}\)
⇔\(\left[ \begin{array}{l} x = \arctan{\left({\dfrac{1+\sqrt{7}}{2}}\right)}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x=\arctan{\left({\dfrac{1-\sqrt{7}}{2}}\right)}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Các giá trị này thỏa mãn ĐKXĐ nên là nghiệm của phương trình.
b) \({\cos}^2 x=3\sin 2x+3\)
\(\Leftrightarrow {\cos}^2 x=6\sin x\cos x+3\)
Ta thấy cosx = 0 không là nghiệm của phương trình.
Với cosx ≠ 0 ta chia hai vế của phương trình cho cos2x ta được:
\(1=6\tan x+\dfrac{3}{{\cos}^2 x}\)
\(\Leftrightarrow 1=6\tan x+3(1+{\tan}^2 x)\)
\(\Leftrightarrow 3{\tan}^2 x+6\tan x+2=0\)
\(\Leftrightarrow \tan x=\dfrac{-3\pm\sqrt{3}}{3}\)
⇔ \(\left[ \begin{array}{l} x = \arctan{\left({\dfrac{-3+\sqrt{3}}{3}}\right)}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x=\arctan{\left({\dfrac{-3-\sqrt{3}}{3}}\right)}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
c) \(\cot x-\cot 2x=\tan x+1\) (2)
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l} \cos x\ne 0\\\sin x\ne 0 \end{array} \right.\)
(2) \(\Leftrightarrow \dfrac{\cos x}{\sin x}-\dfrac{\cos 2x}{\sin 2x}=\dfrac{\sin x}{\cos x}+1\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{\cos x}{\sin x}-\dfrac{\cos 2x}{2\sin x\cos x}=\dfrac{\sin x}{\cos x}+1\)
\(\Leftrightarrow 2{\cos }^2 x-\cos 2x=2{\sin}^2 x+\sin 2x\)
\(\Leftrightarrow 2({\cos}^2 x-{\sin}^2 x)-\cos 2x=\sin 2x\)
\(\Leftrightarrow 2\cos 2x-\cos 2x=\sin 2x\)
\(\Leftrightarrow \cos 2x=\sin 2x\)
\(\Leftrightarrow \cos 2x=\cos (\dfrac{\pi}{2}-2x)\)
\(\Leftrightarrow 2x=\pm(\dfrac{\pi}{2}-2x)+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow 2x=\dfrac{\pi}{2}-2x+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{8}+k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\)
Các giá trị này thỏa mãn ĐKXĐ nên là nghiệm của phương trình.
4. Giải bài 1.28 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình sau:
a) \({\cos}^2 x+2\sin x\cos x+5{\sin}^2 x=2\)
b) \(3{\cos}^2 x-2\sin 2x+{\sin}^2 x=1\)
c) \(4{\cos}^2 x-3\sin x\cos x+3{\sin}^2 x=1\)
Phương pháp giải:
Phương pháp giải phương trình đẳng cấp đối với sin và cos: \(a{\sin}^2 x+b\sin x\cos x+c{\cos}^2 x=d\)
- Bước 1: Xét cosx = 0 có là nghiệm của phương trình hay không?
- Bước 2: Khi cosx ≠ 0
+ Chia cả 2 vế của phương trình cho cos2x ta được:
\(a\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}+b\dfrac{\sin x}{\cos x}+c=\dfrac{d}{{\cos}^2 x}\)
+ Sử dụng công thức \(\tan x=\dfrac{\sin x}{\cos x}\), \(1+{\tan}^2 x=\dfrac{1}{{\cos}^2 x}\) đưa phương trình về dạng:
\(a{\tan}^2 x+b\tan x+c=d(1+{\tan}^2 x)\)
\(\Leftrightarrow (a−d){\tan}^2 x+b\tan x+c−d=0\)
+ Giải phương trình lượng giác cơ bản của tan:
\(\tan x=\tan \alpha\Leftrightarrow x=\alpha+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\) và đối chiếu với điều kiện.
Hướng dẫn giải:
a) \({\cos}^2 x+2\sin x\cos x+5{\sin}^2 x=2\)
Thấy rằng cosx = 0 không thỏa mãn phương trình.
Với cosx ≠ 0, chia cả 2 vế của phương trình cho cos2x ta được:
\(1+2\dfrac{\sin x}{\cos x} +5\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}=\dfrac{2}{{\cos}^2 x}\)
\(\Leftrightarrow 1+2\tan x+5{\tan}^2 x=2(1+{\tan}^2 x)\)
\(\Leftrightarrow 3{\tan}^2 x+2\tan x-1=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = -1\\\tan x=\dfrac{1}{3}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x =-\dfrac{\pi}{4}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\\x=\arctan\dfrac{1}{3}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
b) \(3{\cos}^2 x-2\sin 2x+{\sin}^2 x=1\)
Với cosx = 0 ta thấy VT = VP = 1. Vậy phương trình có nghiệm \(x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\).
Với cosx ≠ 0, chia cả 2 vế của phương trình cho cos2x ta được:
\(3-4\dfrac{\sin x}{\cos x} +\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}=\dfrac{1}{{\cos}^2 x}\)
\(\Leftrightarrow 3-4\tan x+{\tan}^2 x=1+{\tan}^2 x\)
\(\Leftrightarrow 4\tan x=2\)
\(\Leftrightarrow \tan x=\dfrac{1}{2}\)
\(\Leftrightarrow x=\arctan\dfrac{1}{2}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\) và \( x=\arctan\dfrac{1}{2}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
c) \(4{\cos}^2 x-3\sin x\cos x+3{\sin}^2 x=1\)
Thấy rằng cosx = 0 không thỏa mãn phương trình.
Với cosx ≠ 0, chia cả 2 vế của phương trình cho cos2x ta được:
\(4-3\dfrac{\sin x}{\cos x}+3\dfrac{{\sin}^2 x}{{\cos}^2 x}=\dfrac{1}{{\cos}^2 x}\)
\(\Leftrightarrow 4-3\tan x+3{\tan}^2 x=1+{\tan}^2 x\)
\(\Leftrightarrow 2{\tan}^2 x-3\tan x+3=0 \text{(Vô nghiệm)}\)
Vậy phương trình vô nghiệm.
5. Giải bài 1.29 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình:
a) \(2\cos x-\sin x=2\)
b) \(\sin 5x+\cos 5x=-1\)
c) \(8{\cos}^4 x-4\cos 2x+\sin 4x-4=0\)
d) \({\sin}^6 x+{\cos}^6+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
Phương pháp giải:
a) Phương trình dạng asinx + bcosx = c:
- Chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\).
- Biến đổi VT phương trình về dạng \(a\sin x+b\cos x=\sqrt{a^2+b^2}\sin(x+\alpha)\)
trong đó \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\), \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
→ Phương trình trở thành phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
- Sử dụng công thức cos(a−b) = cosacosb + sinasinb để thu gọn phương trình.
b) Phương trình dạng asinx + bcosx = c:
- Chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\).
- Biến đổi VT phương trình về dạng \(a\sin x+b\cos x=\sqrt{a^2+b^2}\sin(x+\alpha)\)
trong đó \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\), \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
→ Phương trình trở thành phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
- Sử dụng công thức sin(a+b) = sinacosb + cosasinb để thu gọn phương trình.
c) - Sử dụng công thức nhân đôi để thu gọn phương trình.
- Phương trình dạng asinx + bcosx = c:
+ Chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\).
+ Biến đổi VT phương trình về dạng \(a\sin x+b\cos x=\sqrt{a^2+b^2}\sin(x+\alpha)\)
trong đó \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\), \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
→ Phương trình trở thành phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
- Sử dụng công thức khai triển sin của một tổng để thu gọn phương trình.
d) - Thêm bớt VT thành hằng đẳng thức.
- Sử dụng công thức nhân đôi.
- Phương trình dạng asinx + bcosx = c:
+ Chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\).
+ Biến đổi VT phương trình về dạng \(a\sin x+b\cos x=\sqrt{a^2+b^2}\sin(x+\alpha)\)
trong đó \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\), \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
→ Phương trình trở thành phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
- Sử dụng công thức khai triển sin của một tổng để thu gọn phương trình.
Hướng dẫn giải:
a) \(2\cos x-\sin x=2\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{2}{\sqrt{5}}\cos x-\dfrac{1}{\sqrt{5}}\sin x=\dfrac{2}{\sqrt{5}}\)
Ký hiệu α là góc mà \(\cos\alpha=\dfrac{2}{\sqrt{5}}\) và \(\sin\alpha=-\dfrac{1}{\sqrt{5}}\)
Ta thu được phương trình:
\(\cos \alpha\cos x+\sin\alpha\sin x=\cos\alpha\)
\(\Leftrightarrow \cos (x-\alpha)=\cos\alpha\)
\(\Leftrightarrow x-\alpha=\pm\alpha+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l} x = 2\alpha+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x=k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 2\alpha+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).
b) \(\sin 5x+\cos 5x=-1\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{\sqrt{2}}\cos 5x+\dfrac{1}{\sqrt{2}}\sin 5x=-\dfrac{1}{\sqrt{2}}\)
Trong đó \(\cos\dfrac{\pi}{4}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\), \(\sin \dfrac{\pi}{4}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\) và \(\sin {\left({-\dfrac{\pi}{4}}\right)}=-\dfrac{1}{\sqrt{2}}\)
Ta thu được phương trình:
\(\cos \dfrac{\pi}{4}\sin 5x+\sin\dfrac{\pi}{4}\cos 5x=\sin {\left({-\dfrac{\pi}{4}}\right)}\)
\(\Leftrightarrow \sin (5x+\dfrac{\pi}{4})=\sin {\left({-\dfrac{\pi}{4}}\right)}\)
⇔ \(\left[ \begin{array}{l} 5x+\dfrac{\pi}{4} = -\dfrac{\pi}{4}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\\5x+\dfrac{\pi}{4}=\pi-{\left({-\dfrac{\pi}{4}}\right)}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l} x= -\dfrac{\pi}{10}+k\dfrac{2\pi}{5} ,k \in \mathbb{Z}\\x=\dfrac{\pi}{5}+k\dfrac{2\pi}{5} ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x= -\dfrac{\pi}{10}+k\dfrac{2\pi}{5} ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\dfrac{\pi}{5}+k\dfrac{2\pi}{5} ,k \in \mathbb{Z}\).
c) \(8{\cos}^4 x-4\cos 2x+\sin 4x-4=0\)
\(\Leftrightarrow 8{\left({\dfrac{1+\cos 2x}{2}}\right)}^2-4\cos 2x+\sin 4x-4=0\)
\(\Leftrightarrow 2(1+2\cos 2x+{\cos}^2 2x)-4\cos 2x+\sin 4x-4=0\)
\(\Leftrightarrow 2{\cos}^2 2x+\sin 4x-2=0\)
\(\Leftrightarrow 1+\cos 4x+\sin 4x-2=0\)
\(\Leftrightarrow \cos 4x+\sin 4x=1\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{\sqrt{2}}\cos 4x+\dfrac{1}{\sqrt{2}}\sin 4x=\sin\dfrac{\pi}{4}\)
\(\Leftrightarrow \sin\dfrac{\pi}{4}\cos 4x+\cos\dfrac{\pi}{4}\sin 4x=\sin\dfrac{\pi}{4}\)
\(\Leftrightarrow \sin{\left({4x+\dfrac{\pi}{4}}\right)}=\sin\dfrac{\pi}{4}\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 4x+\dfrac{\pi}{4} = \dfrac{\pi}{4}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\\4x+\dfrac{\pi}{4}=\pi-\dfrac{\pi}{4}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=k\dfrac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}\\x=\dfrac{\pi}{8}+k\dfrac{\pi}{2} ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x=k\dfrac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\dfrac{\pi}{8}+k\dfrac{\pi}{2} ,k \in \mathbb{Z}\).
d) \({\sin}^6 x+{\cos}^6+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
\(\Leftrightarrow ({{\sin}^2 x+{\cos}^2 x)}^3-3{\sin}^2 x{\cos}^2 x({\sin}^2 x+{\cos}^2 x)+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
\(\Leftrightarrow 1-3{\sin}^2 x{\cos}^2 x+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
\(\Leftrightarrow 1-3{\left({\dfrac{\sin 2x}{2}}\right)}^2+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
\(\Leftrightarrow 1-\dfrac{3}{4}\dfrac{1-\cos 4x}{2}+\dfrac{1}{2}\sin 4x=0\)
\(\Leftrightarrow 3\cos 4x+4\sin 4x=-5\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{3}{5}\cos 4x+\dfrac{4}{5}\sin 4x=-1\)
Đặt \(\dfrac{3}{5}=\sin\alpha\), \(\dfrac{4}{5}=\cos\alpha\) ta được:
\(\sin\alpha\cos 4x+\cos \alpha\sin 4x=-1\)
\(\Leftrightarrow \sin (4x+\alpha)=-1\)
\(\Leftrightarrow 4x+\alpha=\dfrac{3\pi}{2}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{3\pi}{8}-\dfrac{\alpha}{4}+k\dfrac{\pi}{2},k\in\mathbb{Z}\)
Vậy phương trình có nghiệm là \( x=\dfrac{3\pi}{8}-\dfrac{\alpha}{4}+k\dfrac{\pi}{2},k\in\mathbb{Z}\).
6. Giải bài 1.30 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải các phương trình sau:
a) \(1+\sin x-\cos x-\sin 2x+2\cos 2x=0\)
b) \(\sin x-\dfrac{1}{\sin x}={\sin}^2 x-\dfrac{1}{{\sin}^2 x }\)
c) \(\cos x\tan 3x=\sin 5x\)
d) \(2{\tan}^2 x+3\tan x+2{\cot}^2 x+3\cot x+2=0\)
Phương pháp giải:
a) Ta rút gọn phương trình bằng cách:
- Sử dụng công thức \({(\sin x-\cos x)}^2=1-\sin 2x\).
- Sử dụng công thức nhân đôi cos2x = cos2x − sin2x.
b) -Tìm ĐKXĐ của phương trình.
- Nhóm các số hạng với nhau để có nhân tử chung.
c) -Tìm ĐKXĐ.
- Sử dụng công thức \(\tan 3x=\dfrac{\sin 3x}{\cos 3x}\).
- Sử dụng công thức biến đổi tích thành tổng.
d) - Tìm ĐKXĐ.
- Nhóm các số hạng một cách thích hợp để giải phương trình.
- Thêm bớt VT để có hằng đẳng thức.
Hướng dẫn giải:
a) \(1+\sin x-\cos x-\sin 2x+2\cos 2x=0\)
\(\Leftrightarrow (1-\sin 2x)+(\sin x-\cos x)+2\cos 2x=0\)
\(\Leftrightarrow {(\sin x-\cos x)}^2+(\sin x-\cos x)+2({\cos}^2 x-{\sin}^2 x)=0\)
\(\Leftrightarrow (\sin x-\cos x)[\sin x-\cos x+1-2(\cos x+\sin x)]=0\)
\(\Leftrightarrow (\sin x-\cos x)(1-\sin x-3\cos x)=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x-\cos x=0 \\1-\sin x-3\cos x=0 \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x=\cos x \\\sin x+3\cos x=1 \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x=1 \text{(1)}\\\dfrac{1}{\sqrt{10}}\sin x+\dfrac{3}{\sqrt{10}}\cos x=\dfrac{1}{\sqrt{10}}\text{(2)} \end{array} \right.\)
\(\text{(1)}\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{4 }+k\pi,k\in\mathbb{Z}\)
Giải phương trình (2) ta đặt \(\dfrac{1}{\sqrt{10}}=\sin\alpha\) và \(\dfrac{3}{\sqrt{10}}=\cos\alpha\) ta được:
\(\cos\alpha\cos x+\sin\alpha\sin x=\dfrac{1}{\sqrt{10}}\)
\(\Leftrightarrow \cos(x-\alpha)=\dfrac{1}{\sqrt{10}}\)
\(\Leftrightarrow x-\alpha=\pm\arccos\dfrac{1}{\sqrt{10}},k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\alpha\pm\arccos\dfrac{1}{\sqrt{10}},k\in\mathbb{Z}\)
Vậy phương trình có nghiệm là: \(x=\dfrac{\pi}{4 }+k\pi,k\in\mathbb{Z}\) và \( x=\alpha\pm\arccos\dfrac{1}{\sqrt{10}},k\in\mathbb{Z}\).
b) \(\sin x-\dfrac{1}{\sin x}={\sin}^2 x-\dfrac{1}{{\sin}^2 x }\) (1)
ĐKXĐ: sinx ≠ 0
(1) \(\Leftrightarrow (\sin x-{\sin}^2 x)+{\left({\dfrac{1}{{\sin}^2 x}-\dfrac{1}{\sin x}}\right)}=0\)
\(\Leftrightarrow \sin x(1-\sin x)+\dfrac{1-\sin x}{{\sin}^2 x}=0\)
\(\Leftrightarrow (1-\sin x)({\sin}^3 x+1)=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin x=1 \\\sin x=-1 \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\text{(thỏa mãn)} \\x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\text{(thỏa mãn)} \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
c) \(\cos x\tan 3x=\sin 5x\) (2)
ĐKXĐ: cos3x ≠ 0
\(\Leftrightarrow x\ne \dfrac{\pi}{6}+k\dfrac{\pi}{3},k\in\mathbb{Z}\)
(2) \(\Leftrightarrow \cos x\dfrac{\sin 3x}{\cos 3x}=\sin 5x\)
\(\Leftrightarrow \cos x\sin 3x=\sin 5x\cos 3x\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}(\sin 4x+\sin 2x)=\dfrac{1}{2}(\sin 8x+\sin 2x)\)
\(\Leftrightarrow \sin 8x=\sin 4x\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 8x=4x+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\\8x=\pi-4x+k2\pi,k\in\mathbb{Z} \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=k\dfrac{\pi}{2},k\in\mathbb{Z}\\x=\dfrac{\pi}{12}+ k\dfrac{\pi}{6},k\in\mathbb{Z} \end{array} \right.\)
Kết hợp với ĐKXĐ ta được nghiệm của phương trình là \(x=k\pi,k\in\mathbb{Z}\) và \(x=\dfrac{\pi}{12}+ k\dfrac{\pi}{6},k\in\mathbb{Z}\).
d) \(2{\tan}^2 x+3\tan x+2{\cot}^2 x+3\cot x+2=0\) (3)
ĐKXĐ: cos ≠ 0 và sinx ≠ 0.
(3) \(\Leftrightarrow (2{\tan}^2 x+2{\cot}^2 x)+(3\tan x+3\cot x)+2=0\)
\(\Leftrightarrow 2[{(\tan x+\cot x)}^2-2\tan x\cot x]+3(\tan x+\cot x)+2=0\)
\(\Leftrightarrow 2[{(\tan x+\cot x)}^2-2]+3(\tan x+\cot x)+2=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x+\cot x=-2\\\tan x+\cot x=\dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)
* \(\tan x+\cot x=-2\)
\(\Rightarrow \tan x+\dfrac{1}{\tan x}=-2\)
\(\Rightarrow {\tan}^2 x+1=-2\tan x\)
\(\Rightarrow \tan x=-1\)
\(\Rightarrow x=-\dfrac{\pi}{4}+k\pi,k\in\mathbb{Z}\text{(thỏa mãn)}\)
* \(\tan x+\cot x=\dfrac{1}{2}\)
\(\Rightarrow \tan x+\dfrac{1}{\tan x}=\dfrac{1}{2}\)
\(\Rightarrow 2{\tan}^2 x+2=\tan x\text{(Vô nghiệm)}\)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x=-\dfrac{\pi}{4}+k\pi,k\in\mathbb{Z}\).
7. Giải bài 1.31 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Giải phương trình \(\cot x-\tan x+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\).
Phương pháp giải:
- Tìm ĐKXĐ của phương trình.
- Sử dụng công thức \(\tan x=\dfrac{\sin x}{\cos x}\) và \(\cot x=\dfrac{\cos x}{\sin x}\) để biến đổi phương trình.
- Sử dụng công thức nhân đôi.
- Sử dụng công thức sin2x + cos2x = 1.
Hướng dẫn giải:
ĐKXĐ: sinx ≠ 0 và cosx ≠ 0 ⇔ sin2x ≠ 0 ⇔cos2x ≠ ±1
\(\cot x-\tan x+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{\cos x}{\sin x}-\dfrac{\sin x}{\cos x}+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{\cos}^2 x-{\sin}^2 x}{\sin x\cos x}+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{\cos 2x}{\dfrac{\sin 2x}{2}}+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{2\cos 2x}{\sin 2x}+4\sin 2x=\dfrac{2}{\sin 2x}\)
\(\Leftrightarrow 2\cos 2x+4{\sin}^2 2x=2\)
\(\Leftrightarrow 2\cos 2x+4(1-{\cos}^2 2x)=2\)
\(\Leftrightarrow 4{\cos}^2 2x-2\cos 2x+2=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos 2x=1\text{(loại)}\\\cos 2x=-\dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow 2x=\pm\dfrac{2\pi}{3}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\pm\dfrac{\pi}{3}+k\pi,k\in\mathbb{Z}\)
8. Giải bài 1.32 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Nghiệm của phương trình \(3\cot x-\sqrt{3}=0\) là
A. \(\dfrac{\pi}{6}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
B. \(\dfrac{\pi}{3}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
C. \(\dfrac{\pi}{4}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
D. \(\dfrac{\pi}{6}+k2\pi (k\in\mathbb{Z})\)
Phương pháp giải:
Phương trình: cotx = cotα có nghiệm là \(x=\alpha+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
\(3\cot x-\sqrt{3}=0\)
\(\Leftrightarrow \cot x=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\Leftrightarrow \cot x=\cot \dfrac{\pi}{3}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{3}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
Vậy chọn đáp án B.
9. Giải bài 1.33 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Nghiệm của phương trình sau \({\sin}^4 x-{\cos}^4 x=0\) là
A. \(\dfrac{\pi}{2}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
B. \(\dfrac{\pi}{3}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
C. \(\dfrac{\pi}{4}+k\dfrac{\pi}{2} (k\in\mathbb{Z})\)
D. \(\dfrac{\pi}{6}+k\pi (k\in\mathbb{Z})\)
Phương pháp giải:
- Khai triển phương trình theo hằng đẳng thức số 2.
- Sử dụng công thức nhân đôi cos2x = cos2x − sin2x.
- Phương trình cosx = a:
+ Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm
+ Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là:
\(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
Hướng dẫn giải:
\({\sin}^4 x-{\cos}^4 x=0\)
\(\Leftrightarrow ({\sin}^2 x-{\cos}^2 x)({\sin}^2 x+{\cos}^2 x)=0\)
\(\Leftrightarrow-\cos 2x=0\)
\(\Leftrightarrow\cos 2x=0\)
\(\Leftrightarrow 2x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{4}+k\dfrac{\pi}{2},k\in\mathbb{Z}\)
Vậy chọn đáp án C.
10. Giải bài 1.34 trang 38 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho phương trình \(4{\cos}^2 2x+16\sin x\cos x-7=0\) (1)
Xét các giá trị:
\((I) \dfrac{\pi}{6}+k\pi\)
\((II) \dfrac{5\pi}{12}+k\pi (k\in\mathbb{Z}).\)
\((III) \dfrac{\pi}{12}+k\pi\)
Trong các giá trị trên giá trị nào là nghiệm của phương trình (1) ?
A. Chỉ (I)
B. Chỉ (II)
C. Chỉ (III)
D. (II) và (III)
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức nhân đôi sin2x = 2sinxcosx.
- Sử dụng công thức sin2x + cos2x = 1 để đưa phương trình dạng phương trình bậc hai đối với hàm số sin2x.
- Phương trình sinx = a
Nếu |a|>1 phương trình vô nghiệm
Nếu |a|≤1 khi đó phương trình có nghiệm là \(x=\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\pi-\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
Hướng dẫn giải:
\(\text{(1)}\Leftrightarrow 4(1-{\sin}^2 2x)+8\sin 2x-7=0\)
\(\Leftrightarrow 4{\sin}^2 2x-8\sin 2x+3=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin 2x = \dfrac{3}{2}>1\text{(loại)}\\\sin 2x=\dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2x = \dfrac{\pi}{6}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\\2x= \pi-({\dfrac{\pi}{6}})+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{12}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x= \dfrac{5\pi}{12}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Vậy chọn đáp án D.
11. Giải bài 1.35 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
Nghiệm của phương trình cosxcos7x = cos3xcos5x là
A. \(\dfrac{\pi}{6}+k\pi,k\in\mathbb{Z}\)
B. \(-\dfrac{\pi}{6}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
C. \(k\dfrac{\pi}{4},k\in\mathbb{Z}\)
D. \(k\dfrac{\pi}{3},k\in\mathbb{Z}\)
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức biến đổi tích thành tổng.
- Phương trình cosx = cosα có nghiệm là \(x=\pm\alpha+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
cosxcos7x = cos3xcos5x
\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}{\left[{\cos (7x+x)+\cos(7x-x)}\right]}=\dfrac{1}{2}{\left[{\cos (5x+3x)+\cos(5x-3x)}\right]}\)
\(\Leftrightarrow \cos 8x+\cos 6x=\cos 8x+\cos 2x\)
\(\Leftrightarrow \cos 6x=\cos 2x\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 6x =2x+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\\6x= -2x+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = k\dfrac{\pi}{2} ,k \in \mathbb{Z}\\x= k\dfrac{\pi}{4} ,k \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)
Vì \({\left\{{k\dfrac{\pi}{2}}\right\}}\subset{\left\{{k\dfrac{\pi}{4}}\right\}}\)
Vậy chọn đáp án C.
12. Giải bài 1.36 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
Nghiệm của phương trình 3tan2x + 6cotx = −tanx là
A. \(k\dfrac{\pi}{4} ,k\in\mathbb{Z}\)
B. \(\pm\dfrac{\pi}{3}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
C. \(\dfrac{\pi}{6}+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
D. \(k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\)
Phương pháp giải:
- Tìm ĐKXĐ.
- Sử dụng công thức nhân đôi của tan: \(\tan 2x=\dfrac{2\tan x}{1-{tan}^2 x}\).
- Sử dụng công thức \(\cot x=\dfrac{1}{\tan x}\).
- Phương trình: tanx = a có α thỏa mãn tanα = a có nghiệm là \(x=\alpha+k\pi ,k\in\mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
ĐKXĐ: cos2x ≠ 0, sinx ≠ 0 và cosx ≠ 0
⇔ cos2x ≠ 0 và sin2x ≠ 0
⇔ sin4x ≠ 0
\(\Leftrightarrow 4x\ne k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x\ne k\dfrac{\pi}{4} ,k\in\mathbb{Z}\)
3tan2x + 6cotx = −tanx
\(\Leftrightarrow 3\dfrac{2\tan x}{1-{tan}^2 x}+\dfrac{6}{\tan x}+\tan x=0\)
\(\Leftrightarrow 6{\tan}^2 x+6-6{\tan}^2 x+{\tan}^2 x(1-{\tan}^2 x)=0\)
\(\Leftrightarrow -{\tan}^4 x+{\tan}^2 x+6=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {\tan}^2 x = -2<0\text{(loại)}\\{\tan}^2 x= 3\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \tan x = \pm\sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow x = \pm\dfrac{\pi}{3}+k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
Vậy chọn đáp án B.
13. Giải bài 1.37 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
Nghiệm của phương trình 2sinx = 3cotx là
A. \(\dfrac{\pi}{6}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
B. \(k\dfrac{\pi}{2} ,k\in\mathbb{Z}\)
C. \(\dfrac{\pi}{4}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
D. \(\pm\dfrac{\pi}{3}+k2\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
Phương pháp giải:
- Tìm ĐKXĐ.
- Sử dụng công thức \(\cot x=\dfrac{\cos x}{\sin x}\)
- Sử dụng công thức \({\sin}^2x+{\cos}^2x=1\)
Hướng dẫn giải:
ĐKXĐ: sinx ≠ 0 \(\Leftrightarrow x\ne k\pi ,k\in\mathbb{Z}\)
2sinx = 3cotx
\(\Leftrightarrow 2\sin x=3\dfrac{\cos x}{\sin x}\)
\(\Leftrightarrow 2{\sin}^2 x=3\cos x\)
\(\Leftrightarrow 2(1-{\cos}^2 x)-3\cos x=0\)
\(\Leftrightarrow 2{\cos}^2 x+3\cos x-2=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos x = -2<-1\text{(loại)}\\\cos x= \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow x = \pm\dfrac{\pi}{3}+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\text{(thỏa mãn)}\)
Vậy chọn đáp án D.
14. Giải bài 1.38 trang 39 SBT Đại số & Giải tích 11
Cho phương trình \(\sqrt{3}\cos x+\sin x=2\text{(*)}\)
Xét các giá trị
\((I) \dfrac{\pi}{2}+k2\pi\\(II) \dfrac{\pi}{3}+k2\pi\\(III) \dfrac{\pi}{6}+k2\pi\)\((k\in\mathbb{Z})\)
Trong các giá trị trên, giá trị nào là nghiệm của phương trình (*)?
A. Chỉ (I)
B. Chỉ (II)
C. Chỉ (III)
D. (I) và (III)
Phương pháp giải:
Phương trình dạng asinx + bcosx = c:
- Chia hai vế phương trình cho \(\sqrt{a^2+b^2}\).
- Biến đổi VT phương trình về dạng \(a\sin x+b\cos x=\sqrt{a^2+b^2}\sin(x+\alpha)\)
trong đó \(\cos \alpha=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\), \(\sin \alpha=\dfrac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
→ Phương trình trở thành phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
- Sử dụng công thức cos(a−b) = cosacosb + sinasinb để thu gọn phương trình.
Hướng dẫn giải:
\(\text{(*)}\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{3}}{2}\cos x+\dfrac{1}{2}\sin x=1\)
\(\Leftrightarrow \cos {\left({x-\dfrac{\pi}{6}}\right)}=1\)
\(\Leftrightarrow x-\dfrac{\pi}{6}=k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{6}+k2\pi,k\in\mathbb{Z}\)
Vậy chọn đáp án C.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 1: Hàm số lượng giác
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
- doc Giải bài tập SBT Toán 11 Ôn tập chương 1: Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác