Giải SGK Lịch sử 8
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Lịch sử lớp 8, eLib.vn xin giới thiệu đến thầy cô cùng các em bộ nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử gồm 32 bài bám sát nội dung chương trình và có phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể cho từng bài tập trong sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
Lịch Sử là môn xã hội đòi hỏi học sinh phải thuộc các dữ kiện lịch sử, cột mốc thời gian. Học sinh lớp 8 cần phải có phương pháp học phù hợp mới có thể học tốt môn này.
“Dân ta phải biết sử ta” – là một câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch. Lên lớp 8, môn Lịch Sử có nhiều sự kiện, cột mốc cần phải nhớ khiến nhiều các em học sinh cảm thấy khó khăn để có thể học thuộc nhanh và nhớ lâu.
Bài viết dưới đây là một số phương pháp giúp các em học tốt và đạt kết quả thật cao môn Lịch Sử lớp 8 được eLib biên soạn và tổng hợp lại từ những kinh nghiệm của mình. Hy vọng sẽ giúp các em có định hướng riêng cho bản thân trong quá trình học tập.
1. Phương pháp học tốt môn Lịch sử 8
1.1. Yêu thích môn học
Lịch Sử sẽ rất khó học nếu như các em không có hứng thú với nó.
Vì Lịch Sử môn học thuộc và sẽ không dễ gì nếu như nhét cả đống thứ cần nhớ vào đầu mà không có hứng thú với nó. Các em sẽ không thể nào học thuộc cũng như nhớ được nếu không thích Lịch Sử.
Vì thế hãy dành thời gian tìm hiểu nó, yêu thích nó mới có thể học tốt lên được.
1.2. Không gian và thời gian phù hợp
Việc học thuộc nhanh cũng phù thuộc vào không gian thoải mái và thời gian phù hợp.
Không gian: Hãy tìm cho mình một nơi thoáng đãng, yên tĩnh mà các em yêu thích nhất để học bài, điều đó sẽ giúp các em học nhanh thuộc hơn.
Có thể là phòng riêng, công viên,… nhưng phải thoáng mát, dễ chịu, gọn gàng. Các em cũng có thể thay đổi tư thế nằm, ngồi, hay đứng để dễ tập trung hơn miễn sao tư thế khiến các em cảm thấy dễ chị.
Thời gian: Mọi người cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học bài. Đúng là vậy nhưng nó sẽ khiến các em mau quên, không nhớ lâu.
Vì thế buổi tối là thời gian tốt nhất để học thuộc bài, mặc dù các em có thể không học nhanh vô nhưng nó sẽ giúp các em nhớ lâu hơn.
1.3. Tinh thần thoải mái
Hãy bắt đầu học với tinh thần thoải mái nhất có thể, tuyệt đối không có phiền muộn, âu lo. Học với tinh thần thoải mái sẽ giúp các em dễ tập trung và hiệu quả được nhân đôi hơn rất là nhiều.
Khi học bài, tốt nhất các em nên tắt tất cả thiết bị điện tử như điện thoại hay TV.
Khi học các em cũng nên có thời gian nghỉ ngơi ví dụ như sau khi học khaonrg 45-60 phút, hãy nghỉ ngơi lấy 5 phút. Trong lúc nghỉ ngơi hãy ăn một cái gì đó bổ não, hoặc là uống một ly sữa
1.4. Tận dụng triệt để giấy note
Giấy note là một thứ vô cùng quan trọng khi học bài. Hãy ghi ra những ý chính ra giấy note, dán ở những nơi dễ thấy như tủ lạnh, cửa sổ,…
Mỗi lần đi ngang qua nó, hãy tranh thủ nhìn qua các tờ giấy note đó. Hoặc có thể bỏ vào túi khi ra ngoài, rảnh thì lấy ra xem
1.5. Không học dồn
Tuyệt đối không được học dồn theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”.
Hãy phân bố thời gian biểu hợp lý để tránh việc học dồn. Học dồn sẽ khiến các em học thuộc không nhanh vô, nhớ ý này quên ý kia. Và không nên thức khuya để học bài.
1.6. Viết càng nhiều càng tốt
Nếu như đọc đi đọc lại, nhẩm đi nhẩm lại mà các em vẫn không thuộc thì hãy viết ra giấy.
Việc viết ra giấy hiệu quả hơn rất nhiều so với việc đọc thuộc bài.
Viết sẽ khiến não bộ các em nhớ rõ hơn, nhớ lâu hơn, Vì vậy hãy viết nhiều hơn.
2. Bí kíp đạt điểm cao môn Lịch sử 8
Để bài thi đạt điểm cao học sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh các câu hỏi trong đề. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Trước hết các em phải đọc nhanh qua các câu hỏi định hình được nhưng câu dễ và từ khóa của câu đó.
Thứ nhất: Đầu tiên thí sinh nên đọc hết qua tất cả các câu hỏi và đáp án của đề thi, sau đó phân tích và xử lý nhanh những yêu cầu của đề. Khi trả lời, câu hỏi nào dễ nên làm trước, khó sẽ "chiến đấu" sau, không cần làm theo thứ tự đề bài đưa ra.
Thứ hai: Khi làm bài thi, các em hãy đọc kỹ yêu cầu của đề, tìm ra "từ khóa" chính, nếu cần thiết thì có thể dùng bút chì khoanh tròn "từ khóa" đây là cách dễ dàng nhất giúp thí sinh có thể chọn được đáp án chính xác và nhanh nhất, không sợ lạc đề hay nhầm kiến thức.
Thứ ba: Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự.
Thứ tư: Khi xem một câu hỏi, nếu không nhớ chính xác câu trả lời thì thay vì đoán mò hoặc khoanh bừa thì hãy dùng phương pháp loại trừ. Dùng phương pháp loại trừ là cách tốt nhất đề chọn được đáp án chính xác. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em có thể thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
Tham khảo thêm
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 31
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 30
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 29
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 28
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 27
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 26
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 25
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 24
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 23
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 22