Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập SGK trang 149 môn Lịch sử 8. Tài liệu được biên soạn với đầy đủ các câu hỏi có phương pháp và hướng dẫn giải phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

1. Giải bài 1 trang 149 SGK Lịch sử 8

Lập bảng thống kê những phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào kiến thức cả bài để trả lời

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 149 SGK Lịch sử 8

Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học và cả bài 30 SGK Lịch sử 8 để trả lời

Hướng dẫn giải

* Giống nhau:

- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

* Khác nhau:

3. Giải bài 3 trang 149 SGK Lịch sử 8

Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 -1918.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức mục II trang 146 để suy luận và trả lời

Hướng dẫn giải

Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 -1918:

- Lực lượng tham gia: gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

- Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.

- Kết quả: đều lần lượt bị thất bại.

4. Giải bài 4 trang 149 SGK Lịch sử 8

Sưu tầm các tài liệu (bài viết, tranh ảnh,…) về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Phương pháp giải

Dựa vào sách, báo, internet để sưu tầm

Hướng dẫn giải

Tóm tắt hành trình tìm dường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

- Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).

- Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

- Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

Hình ảnh tiêu biểu: 

Tàu Latouche Treville

V.I.Lê Nin

Các Mác

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM