Đề thi HK1 lớp 9

Với mong muốn giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho bài thi kiểm tra hoc kì 1, eLib xin gửi đến thầy cô giáo cùng các em học sinh Bộ đề kiểm tra HK1 lớp 9 gồm các đề kiểm tra học kì 1 bám sát nội dung chương trình học. Bộ đề thi được biên soạn với nhiều dạng như: tự luận, trắc nghiệm hoặc cả hai. Hi vọng với bộ đề này sẽ hỗ trợ các em trong việc tự luyện tập, kiểm tra và đánh giá năng lực của bản thân trong học tập và thi cử, đồng thời giúp các em có thể nắm vững và nâng cao kiến thức của mình. Các em cùng tham khảo nhé!

1. Giới thiệu về bộ đề thi HK1 lớp 9

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1, eLib.vn xin gửi đến các em học sinh bộ Đề thi HK1 lớp 9 gồm các đề kiểm tra học kì 1 bám sát nội dung chương trình. Bộ đề được biên soạn trên hình thức bài trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Sau mỗi đề thi, phần đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập sẽ giúp các em có thể tự ôn luyện, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân, đồng thời nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể xem trọn bộ đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Nhận định về đề thi HKI lớp 9

Những bài kiểm tra học kì thường được đánh giá là quan trọng nhất vì hệ số điểm nhân ba, nên điểm cao hay thấp ảnh hưởng rất nhiều đến điểm trung bình của cả học kì. Nội dung đề thi học kì 1 xoay quanh các kiến thức từ đầu năm học đến cuối học kì, một lượng kiến thức rất lớn. 

Trước kì thi học kì 1, các thầy cô giáo sẽ thông báo trước khoảng 1 tháng để các em chuẩn bị thời gian ôn luyện và tinh thần thật tốt.

Vì vậy, nếu các em biết đầu tư thời gian, công sức và có phương pháp ôn tập hiệu quả thì đề thi học kì sẽ không còn trở nên khó khăn.

3. Bí quyết giúp làm bài thi đạt hiệu quả

3.1. Chuẩn bị trước kì thi

a. Học bài tốt trước kì thi

Không nên trì hoãn việc học cho đến giây phút cuối cùng. Nếu cứ chờ cho đến đêm cuối cùng, hoặc tệ hơn là buổi sáng ngày thi rồi mới ôn tập, các em sẽ khó có thể ghi nhớ kiến thức do căng thẳng. Các em nên bắt đầu học bài khi nhận được thông báo lịch thi, hoặc trong tuần lễ thi.

Thiết lập lịch học tập là việc khá hữu ích. Khi bạn dành thời gian để xem lại kiến thức, thời gian sẽ không trôi đi một cách vô ích. Nếu cảm thấy hăng hái, các em có thể thiết lập thời gian biểu khác nhau để học những phần kiến thức khác nhau. Ví dụ như 15 trang mỗi ngày thì sao?

b. Tìm người học cùng

Các em có thể nhờ bạn bè, người thân giúp kiểm tra kiến thức. Trò chuyện và trao đổi thông tin với người khác sẽ khiến chúng trở nên dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, các em nên nhớ lựa chọn người có thể chú tâm vào việc học tập thay vì đùa giỡn!

Hoặc nếu có thể, các em nên học cùng hai hoặc ba người bạn cũng phải trải qua kỳ thi tương tự! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nhóm từ ba đến bốn người với một thủ lĩnh để giúp họ đi đúng hướng và ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản cần thiết thường làm bài thi tốt hơn là người tự học một mình. 

c. Nghỉ giải lao

Có lẽ các em sẽ nghĩ rằng 6 tiếng đồng hồ liên tục học miệt mài sẽ giúp vượt qua mọi kỳ thi, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu bạn nghỉ giải lao, bộ não sẽ ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng hơn. Bộ não cũng tương tự như cơ bắp, nó cũng cần phải có thời gian thư giãn để có thể hoạt động tốt hơn. Các em nên nghỉ giảo lao 10 phút sau mỗi giờ học.

Các em cũng nên phân chia nội dung bài học. Ví dụ, thay vì ngồi học toàn bộ bảng tuần hoàn các nguyên tố, nên học từng dãy một. Ngày hôm sau,có thể học tiếp dãy nguyên tố tiếp theo. Tiếp tục như vậy cho ngày hôm sau nữa, v.v... Điều này sẽ giúp các em có thể xem lại thông tin nhiều lần thay vì gây áp lực cho bản thân cùng một lúc.

d. Chú ý trong lớp

Việc tập trung vào giáo viên, giảng viên hoặc huấn luyện viên sẽ giúp cải thiện khả năng hiểu biết, và các em cũng có thể đặt các câu hỏi đang thắc mắc trong suốt quá trình nghe giảng. Thầy cô cũng sẽ nêu lên một vài đáp án trong bài thi hoặc đưa ra một số yêu cầu cho điểm thưởng, thế nên đừng ngủ gật!

Khi giáo viên đang giảng bài, các em nên ghi chú lại thông tin. Tập trung vào các khái niệm, định nghĩa và công thức mà mình nghĩ rằng chúng sẽ có mặt trong bài thi. Sử dụng bút dạ quang và viết ghi chú dưới dạng hình vẽ cũng như biểu đồ. Các em càng biến thông tin trở nên hài hước bao nhiêu thì sẽ càng thích thú hơn bấy nhiêu. Và một khi bắt đầu thích nó, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn!

Sau khi nghe giảng xong, nếu vẫn còn thắc mắc, có thể hỏi cho thầy cô ngay lập tức thay vì chờ cho đến buổi học sau hoặc hoàn toàn bỏ qua chúng!

3.2. Chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thi

a. Ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi

Nếu nghĩ rằng học nhồi nhét sẽ là một ý tưởng hay, các em sẽ khá ngạc nhiên khi biết sự thật. Bộ não của mình hình thành ký ức khi ngủ - và trên hết, thiếu ngủ sẽ khiến bộ não không thể hoạt động tối ưu. Vì vậy, các em nên cố gắng chống lại cám dỗ muốn học gạo, bởi vì nó sẽ không giúp ích gì cho các em. Tốt hơn hết là nên đóng sách lại và đi ngủ.

b. Chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết

Các em đang lo lắng, vì vậy cần đảm bảo không bị hoảng loạn khi không thể tìm thấy chiếc bút chì hoặc bút bi. Các em nên mang thêm một vài cây bút trong ba lô hoặc trong túi quần/áo. Chuẩn bị sẵn giấy trắng cũng như mọi vật dụng khác để làm bài thi.

Luôn thủ sẵn ghi chú. Bằng thế, nếu có khoảng 5 – 10 phút rảnh rỗi, có thể xem lại chúng trên xe buýt, giữa các tiết học, hoặc khi đang chờ bạn bè.

3.3. Làm bài thi

a. Vào phòng thi với thái độ tích cực

Sự thật đã được chứng minh là nếu nghĩ mình sẽ thi tốt, điểm số của các em sẽ cao hơn là khi nghĩ mình sẽ làm bài thi khá tệ hại. Điều này cũng tương tự như ý tưởng "giả vờ cho đến khi các em làm được". Nhưng nó sẽ đem lại kết quả!

Viết ra một câu nói tích cực nào đó như "Mình sẽ làm bài thi một cách xuất sắc!" trên một mẩu giấy. Phương pháp này sẽ giúp các em luôn nhắc nhở bản thân phải duy trì thái độ tích cực. Các em nên nhớ xem lại nó ngay trước khi bước vào phòng thi để nâng cao tinh thần.

b. Đọc kỹ câu hỏi

Đọc câu hỏi ít nhất là hai lần, phòng khi bỏ lỡ một vài chi tiết nào đó. Gạch chân từ khóa trong câu hỏi. Không nên vội vã. Nếu có thể, các em nên đọc toàn bộ đề thi trước khi bắt đầu làm bài. Biện pháp này sẽ cung cấp cho ý tưởng về điều mà các em sẽ phải đối mặt và sẽ giúp quản lý thời gian tốt hơn. Nó đồng thời cũng sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ một bất ngờ tồi tệ nào có thể xảy ra khi chỉ còn lại một vài phút để làm bài.

Nếu lo lắng về thời gian, các em không nên xem trước toàn bộ đề thi. Nếu là người làm bài khá chậm, các em nên xem lại bài làm sau khi đã hoàn tất. Có lẽ sẽ cần nhiều thời gian hơn để viết ra đáp án. Bất kỳ một câu trả lời nào cũng sẽ tốt hơn là bỏ trống!

c. Sử dụng tư duy logic nếu bạn cảm thấy bế tắc trước câu hỏi trắc nghiệm

Thông thường, một hoặc hai lựa chọn trong câu hỏi trắc nghiệm thường sẽ là đáp án sai, vì vậy, các em nên loại bỏ chúng. Bây giờ, còn lại hai câu trả lời, nâng cao cơ hội lựa chọn câu trả lời đúng. Các em nên xem lại mọi thứ và tìm đáp án chính xác nhất trong hai đáp án. Chìa khóa then chốt để làm bài trắc nghiệm là không nên suy nghĩ theo kiểu "Đáp án nào đúng?", mà thay vào đó là "Đáp án nào sai?" và loại bỏ câu trả lời không phù hợp cho đến chỉ còn lại một đáp án duy nhất.

Cố gắng hết mình để giải quyết câu hỏi. Các em có thể phỏng đoán đáp án nếu cần, vì bỏ trống câu hỏi chắc chắn sẽ không cung cấp thêm điểm.

d. Kiểm tra lại bài làm một cách kỹ lưỡng sau khi hoàn tất

Các em nên nhớ bảo đảm rằng mình đã trả lời mọi câu hỏi, không bao giờ được bỏ trống. Nếu nó là câu hỏi trắc nghiệm, có 25% cơ hội đưa ra đáp án đúng nếu các em không bỏ trống (giả sử rằng câu hỏi có bốn câu trả lời). Rất đáng để thử!

Ngoài ra, thời gian xem lại toàn bộ bài làm là dịp tốt để phát hiện bất kỳ một lỗi lầm hiển nhiên nào mà đã phạm phải và có thể các em cũng nhớ ra chi tiết nào đó để thêm vào đáp án của mình. Kiểm tra lại bài làm luôn là ý kiến hay.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM