Đề thi giữa HK1 lớp 7

1. Giới thiệu về bộ đề thi giữa HK1 lớp 7

eLib.vn xin gửi đến các em học sinh khối 10 bộ Đề thi giữa HK1 lớp 7 nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 1. Bộ đề này bao gồm các đề kiểm tra giữa học kì 1 bám sát nội dung chương trình được chúng tôi sưu tầm từ tất cả các trường trên cả nước trong khoảng thời gan gần đây nhất và luôn luôn cập nhật số lượng cũng như đảm bảo chất lượng của đề.

Bộ đề được biên soạn trên nhiều hình thức đa dạng khác nhau, bài trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Sau mỗi đề thi, phần đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập sẽ giúp các em có thể tự ôn luyện, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân, đồng thời nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể xem trọn bộ đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện kèm theo lời giải chi tiết.

Các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Bí quyết giúp làm bài kiểm tra 1 tiết đạt hiệu quả

2.1. Lên kế hoạch chi tiết

Muốn làm bài kiểm tra 1 tiết lớp 9 thật tốt, các em học sinh phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ theo từng tuần, từng tháng. Để quá trình học và ôn tập đạt được hiệu quả tối đa, các em nên phân bổ thời gian học xen kẽ sao cho một ngày không nên ôn quá 2 phần bài để giúp việc luyện tập được chất lượng đồng thời tiến độ ôn cũng không bị chậm lại.

Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

2.2. Ôn tập kỹ từng dạng bài gắn với phần lý thuyết được học

Đối với mỗi bài kiểm tra giữa kì sẽ tập trung nội dung kiến thức của 2 đến 3 chương. Với mỗi chương đều có kiến thức trọng tâm mà học sinh cần chú ý ôn tập để đạt điểm cao bài kiểm tra. Để việc ôn tập đạt được hiệu quả tối ưu giúp nắm chắc điểm cao, các em học sinh lớp 9 cần ôn luyện thật kỹ từng dạng bài liên quan đến các vùng kiến thức trên.

Điều này không có nghĩa là học thuộc từng chữ trong sách giáo khoa, các em cần chọn lọc để ghi nhớ, khắc sâu các công thức đóng khung, các phần ghi chú trong sách, nghiên cứu các ví dụ ở mỗi phần kiến thức mới. Nếu có phần kiến thức nào chưa rõ, khó hiểu thì các em hãy dùng bút nhớ đánh dấu lại để hỏi bạn bè hoặc thầy cô ngay sau đó.

Bí quyết ôn tập hiệu quả là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là các em đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài kiểm tra, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2.3. Giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao

Để giải được bất kì dạng bài tập nào, trước tiên các em hãy học kỹ lý thuyết để nắm vững kiến thức căn bản. Sau đó các em hãy bắt tay vào làm bài tập áp dụng cơ bản trong sách giáo khoa để có cái nhìn bao quát các bài toán có tính chất tổng hợp. Khi đã quen dần với các dạng toán cơ bản rồi, các em có thể tìm và thử sức nâng cao độ khó của từng dạng bài.

Trong quá trình luyện tập, các em hãy linh hoạt áp dụng các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Thêm nữa, các em cần làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách để rút ra được những cách giải hay và ngắn gọn cho bản thân. Đặc biệt, các em nên tìm cách giải sáng tạo cho riêng mình. Việc làm này sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng giải bài tập và giúp tư duy sáng tạo hơn.

2.4. Kỹ năng làm bài

Đặc biệt với các bộ môn tự nhiên, cần sự logic và rõ ràng. Một bài kiểm tra được trình bày logic sẽ được ưu ái hơn so với những bài khác đấy nhé. Nếu có sửa chữa gì thì hãy gạch bỏ, rồi viết lại cho sạch sẽ. Không ít học sinh sửa đen bài kiểm tra làm giáo viên không biết kết quả nào mà chấm. Lúc đó lại phải trách bản thân mình thôi!

Kiểm tra, xem lại bài thật kỹ. Việc này bắt buộc phải làm nhé! Nó sẽ giúp các em tìm được lỗi sai không đáng có đấy. Lướt lại toàn bài một lượt rồi hẵng nộp bài nhé.

Kiềm chế mong muốn ra khỏi phòng thi, hay nộp bài sớm. Nhiều em học sinh mắc hội chứng dây chuyền, thấy bạn bè nộp bài, nôn nóng cũng nộp luôn. Trong khi đó thời gian còn dài để tiếp tục suy nghĩ. Em biết không, đôi khi chỉ 5 - 10 phút cuối lại giúp các em đột phá đấy. Chỉ cần cố gắng bình tĩnh suy nghĩ các em vẫn có cơ hội ghi thêm điểm. Đừng “ham hố” nộp bài sớm rồi hối tiếc!

2.5. Luyện đề cũ

Nếu có sẵn trong tay những bài kiểm tra của những năm trước hoặc các đề thi thử, hãy làm thử chúng với điều kiện phải tuân thủ mọi quy định như khi thi thật, nhất là phải áp đặt thời gian như bài thi chính thức.

Điều này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng làm bài thi, chẳng hạn như kĩ năng trả lời câu hỏi trong một phạm vi thời gian bị giới hạn. Đây cũng là cách để em hiểu hơn về cấu trúc của bài thi và tự vạch ra cho mình lượng thời gian cần thiết cho mỗi phần thi.

2.6. Giữ sức khỏe

Các em sẽ chẳng làm bài tốt nếu không có một sức khỏe tốt! Đó là lời khuyên chân thành với những em không có kế hoạch học tập rõ ràng, ôn tập quá sức, không khoa học. Vì thế, phải biết tự chăm sóc sức khỏe trước kì thi các em nhé!

Tuyệt đối không được thức quá khuya. Vì nếu như các em rơi vào tình trạng chạy đua với thời gian mà quên đi yếu tố sức khỏe trước mùa thi thì tủi ro tới ngày thi mình bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Các em cần tự giác bảo vệ sức khỏe của mình để tránh sức khỏe trở thành rào cản làm các em không đạt được kết quả cao.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các em học sinh khối 10 hoàn thành tốt bài thi giữa học kì 1.

Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM