10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 năm 2021-2022 có đáp án
Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. eLib xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 năm 2021-2022 có đáp án gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Đề cương ôn thi giữa HK1 Địa lí 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC 2021 - 2022
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu: 1 Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:
A. Các độ tuổi của dân số.
B. Số lượng nam và nữ.
C. Số người sinh, tử của một năm.
D. Số người dưới tuổi lao động.
Câu: 2 Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm:
A. 1500. B. 1804.
C. 1927. D. 1950.
Câu: 3 Năm 2001 dân số thế giới khoảng:
A. 4 tỉ người.
B. 5 tỉ người.
C. 6,16 tỉ người
D. 6,5 tỉ người.
Câu: 4 Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
Câu: 5 Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:
A. Châu Đại Dương.
B. Bắc Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Nam Mĩ.
Câu: 6 Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Câu: 7 Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:
A. 7,9 tỉ người.
B. 8,9 tỉ người.
C. 10 tỉ người.
D. 12 tỉ người.
Câu: 8 Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Câu: 9 Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Câu: 10 Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Câu: 11 Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:
A. mật độ dân số.
B. tổng số dân.
C. gia tăng dân số tự nhiên.
D. tháp dân số.
Câu: 12 Những khu vực tập trung đông dân cư là:
A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Câu: 13 Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.
Câu: 14 Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?
A. Đông Nam Bra-xin.
B. Tây Âu và Trung Âu.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Á.
Câu: 15 Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:
A. bàn tay.
B. màu da.
C. môi.
D. lông mày.
Câu: 16 Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là:
A. Da vàng, tóc đen.
B. Da vàng, tóc vàng.
C. Da đen, tóc đen.
D. Da trắng, tóc xoăn.
Câu: 17 Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. đồng bằng.
B. các trục giao thông lớn.
C. ven biển, các con sông lớn.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Câu: 18 Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:
A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu: 19 Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Câu: 20 Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. sự gia tăng dân số.
D. chính sách phân bố dân cư.
Câu: 21 Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:
A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.
D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu: 22 Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp và dịch vụ.
B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.
C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.
Câu: 23 Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?
A. Thời Cổ đại.
B. Thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XX.
D. Thế kỉ XV.
Câu: 24 Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Câu: 25 Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?
A. Cai-rô.
B. Thiên Tân.
C. Mum-bai.
D. Tô-ki-ô.
Câu: 26 Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:
A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.
B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.
C. Luân Đôn và Thượng Hải.
D. Pa-ri và Tô-ki-ô.
Câu: 27 Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?
A. các nước phát triển.
B. các nước kém phát triển.
C. các nước đang phát triển.
D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Câu: 28 Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?
A. Phố biến lối sống thành thị.
B. Mật độ dân số cao.
C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.
D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
Câu: 29 Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?
A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
Câu: 30 Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Ách tắc giao thông đô thị.
C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu: 31 Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là:
A. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.
B. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400 Bắc.
C. Từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.
D. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc - Nam.
Câu: 32 Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín phong.
C. Gió mùa.
D. Gió Đông cực.
Câu: 33 Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?
A. Môi trường xích đạo ẩm.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường địa trung hải.
Câu: 34 Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của:
A. môi trường nhiệt đới.
B. môi trường xích đạo ẩm.
C. môi trường nhiệt đới gió mùa.
D. môi trường hoang mạc.
Câu: 35 Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. lạnh, khô.
B. nóng, ẩm.
C. khô, nóng.
D. lạnh, ẩm.
Câu: 36 Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. xa van, cây bụi lá cứng.
B. rừng lá kim.
C. rừng rậm xanh quanh năm.
D. rừng lá rộng.
Câu: 37 Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?
A. Rừng rậm nhiệt đới
B. Rừng rậm xanh quanh năm
C. Rừng thưa và xa van
D. Rừng ngập mặn
Câu: 38 Đâu không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?
A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C).
C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực.
D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.
Câu: 39 Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?
A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.
Câu: 40 Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:
A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
C |
C |
D |
B |
B |
D |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
B |
D |
B |
A |
D |
B |
B |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
A |
C |
B |
A |
B |
C |
C |
B |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
B |
D |
B |
C |
C |
D |
C |
C |
D |
B. Câu hỏi tự luận
Bài 1: Quan sát tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:
+ Trong số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai bao nhiêu bé gái?
+ Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
Trả lời:
- Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé gái và 5,5 triệu bé trai.
- Tháp tuổi thứ 2 có khoảng 5,5 triệu bé gái và 4,5 triệu bé trai.
- Hình dạng 2 tháp tuổi:
+ Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần, đỉnh nhọn.
+ Tháp tuổi thứ 2 có đáy tháp thu hẹ, thân tháp mở rộng.
- Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.
Bài 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục dưới đây, hãy cho biết châu lục nà có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất châu lục nào có châu lục nào tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số toàn thế giới lại tăng?
Châu lục và khu vực |
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) |
Dân số so với toàn thế giới (%) |
||
1950-1955 |
1990-1995 |
1950 |
1995 |
|
Toàn thế giới |
1,78 |
1,48 |
100,0 |
100,0 |
Châu Á |
1,91 |
1,53 |
55,6 |
60,5 |
Châu Phi |
2,23 |
2,68 |
8,9 |
12,8 |
Châu Âu |
1,00 |
0,16 |
21,6 |
12,6 |
Bắc Mĩ |
1,70 |
1,01 |
6,8 |
5,2 |
Nam Mĩ |
2,65 |
1,70 |
6,6 |
8,4 |
Châu Đại Dương |
2,21 |
1,37 |
0,5 |
0,5 |
Trả lời:
- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là Châu Phi.
- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất là châu Âu
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì: dân số châu Á quá nhiều (chiếm 55,6% dân số thế giới) cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.
Bài 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.
Trả lời:
- Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
- Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm cho tỉ lệ tử giảm, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Hậu quả: gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,...
- Phương hướng giải quyết: Chính sách dân số kết hoạch hóa gia đình, tuyên truyền và giáo dục,…
Bài 4:
a. Để phân chia các chủng tộc, các nhà khoa học đã căn cứ vào:
b. Địa bàn phân bố chủ yếu của ba chủng tộc chính.
Lời giải:
a. Hình thái bên ngoài của cơ thể. Đó là sự khác nhau về: màu da, tóc, mắt, mũi... ).
b.
- Môn-gô-lô-ít sinh sống: châu Á.
- Nê grô-ít sinh sống: châu Phi.
- Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống: châu Âu.
---- Còn tiếp -----
2. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7
2.1. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 1
TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sự bùng nổ dân số không diễn ra ở các châu lục nào dưới đây?
A. Châu Đại Dương. B. Bắc Mĩ. C. Châu Âu. D. Nam Mĩ.
Câu 2. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất thế giới?
A. Châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Á. D. Châu Âu.
Câu 3. Dân cư thưa thớt ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Bắc Phi. C. Nam Á. D. Tây Âu.
Câu 4. Đặc điểm bên ngoài nào sau đây dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc?
A. màu da. B. môi. C. bàn tay. D. lông mày.
Câu 5. Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao, thời tiết khô hanh quanh năm, mưa khá nhỏ.
B. Nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ.
C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn.
D. Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa rất lớn và độ ẩm rất cao.
Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.
C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới xích đạo.
Câu 7. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh trên các cao nguyên?
A. cao su, cà phê. B. chè, cà phê, điều. C. dừa, cây rừng. D. ngô, lúa nước.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là do
A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. D. nhiều sông lớn, có dòng chảy mạnh.
Câu 9. Nguyên nhân chính đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do
A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. bùng nổ dân số ở đới nóng.
C. ô nhiễm môi trường đất và nước. D. nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 10. Các khu vực nào sau đây diễn ra khá phổ biến tình trạng di dân tị nạn?
A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á. B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á. D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á, NĂM 2020
Quốc gia |
Việt Nam |
Trung Quốc |
In-đô-nê-xi-a |
Diện tích (km2) |
331 212 |
9 597 000 |
1 919 000 |
Dân số (triệu người) |
97,3 |
1 439,3 |
273,5 |
(Nguồn: Danso.org)
- Mật độ dân số là gì?
- Tính mật độ dân số năm 2020 của quốc gia trên và nhận xét?
Câu 2 (2 điểm). Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
A |
B |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Mật độ dân số là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2). |
0,5 |
- Công thức: Mật độ dân số = Số dân/diện tích (đơn vị: người/km2). |
0,25 |
|
Áp dụng công thức trên, ta tính được mật độ dân số các quốc gia: + Việt Nam: 294 người/km2. + Trung Quốc: 150 người/km2. + In-đô-nê-xi-a: 143 người/km2. |
0,5 0,5 0,5 |
|
- Nhận xét + Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a. + Việt Nam có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số thấp nhất (dẫn chứng). |
0,5 0,75 |
|
2 |
Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa - Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm thời tiết luôn luôn biến động, rất khó dự báo trước. |
1 |
- Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh. |
0,5 |
|
- Các hải lưu nóng cũng có tác động đến sự biến động khí hậu ở đới ôn hòa. Ví dụ: Ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi ở trong khu vực ôn đới lạnh, nhưng lại có khí hậu ấm và ẩm do ảnh hưởng của hải lưu nóng. |
0,5 |
2.2. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Châu lục nào có số dân ít nhất so với toàn thế giới?
A. Châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Á. D. Châu Âu.
Câu 2. Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. Sự gia tăng dân số. D. Chính sách phân bố dân cư.
Câu 3. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
A. Tổng số dân. B. Gia tăng dân số tự nhiên. C. Mật độ dân số. D. Tháp dân số.
Câu 4. Khu vực nào sau đây tập trung đông dân cư trên thế giới?
A. Bắc Phi. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Bắc Âu.
Câu 5. Tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới có những hạn chế nào sau đây?
A. Đất ngập úng, glây hóa B. Đất bị nhiễm phèn nặng.
C. Nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng. D. Dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
Câu 6. Chế độ nước sông ngòi của khí hậu nhiệt đới có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều nước quanh năm. B. Ít nước quanh năm.
C. Phân hóa theo mùa. D. Chế độ nước sông thất thường.
Câu 7. Hình thức canh tác nào sau đây có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội loài người?
A. Thâm canh lúa nước. B. Làm nương rẫy.
C. Sản xuất hàng hóa. D. Làm đường đồng mức.
Câu 8. Ở đới nóng có mấy hình thức canh tác cơ bản?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là chủ yếu do
A. điều kiện tự nhiên hạn chế. B. dân số đông và tăng nhanh.
C. giống cây trồng có năng suất thấp. D. chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 10. Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Nâng cao đời sống người dân.
C. Tăng cường khai thác tài nguyên. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
---Để xem tiếp nội dung từ phần tự luận và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
2.3. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 3
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Châu lục nào sau đây có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất?
A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi.
Câu 2. Những khu vực nào sau đây ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt?
A. Các vùng đồng bằng ven biển. B. Các tuyến trục giao thông lớn.
C. Vùng ven biển, các con sông lớn. D. Vùng hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Câu 3. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?
A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi.
Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là
A. đới nóng. B. đới cận nhiệt. C. đới ôn hòa. D. đới lạnh.
Câu 5. Môi trường nhiệt đới có cảnh quan đặc trưng nào sau đây?
A. Rừng lá kim, rừng thưa. B. Rừng xích đạo ẩm.
C. Rừng thưa và xa van. D. Rừng hỗn giao, rừng xa van.
Câu 6. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào sau đây?
A. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường ôn đới.
C. Môi trường xích đạo ẩm. D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 7. Ở các cao nguyên, thường phổ biến
A. các đồn điền mía. B. các đồn điền cao su, cà phê.
C. các đồn điền trồng cây dừa . D. các đồn điền trồng cây hằng năm.
Câu 8. Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?
A. Cây lương thực. B. Cây lấy gỗ sản xuất.
C. Cây hoa màu. D. Cây công nghiệp dài ngày.
Câu 9. Hiện này, vấn đề nào sau đây được quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng?
A. Khô hạn. B. Thiếu nước sạch. C. xâm nhập mặn. D. Tràn dầu trên biển.
Câu 10. Châu lục nào được mệnh danh là châu lục nghèo đói nhất thế giới?
A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu đại dương.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?
---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
2.4. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 4
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn đáp án đúng trong những câu sau:
1. Các chủng tộc chính trên thế giới:
A. Môn-gô-lô-it B. Ơ-rô-pê-ô-it C. Nê-grô-it D. Cả 3 ý trên.
2. Đới nóng có vị trí:
A. Từ chí tuyến đến vòng cực B. Từ vòng cực đến hai cực
C. Giữa 2 đường chí tuyến D. Chỉ nằm ở 2 cực.
3. Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng:
A. Môi trường nhiệt đới B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
C. Môi trường xích đạo âm D. Môi trường hoang mạc.
4. Dân số đới nóng tăng nhanh dẫn đến:
A. Kinh tế chậm phát triển B. Đời sống nhân dân khó khăn
C. Môi trường ô nhiễm D. Tất cả các ý đều đúng.
5. Thời tiết của đới ôn hòa diễn biến:
A. Thất thường B. Ổn định C. Điều hòa D. Ít thay đổi.
6. Nền công nghiệp của đới ôn hòa có đặc điểm:
A. Hiện đại B. Có cơ cấu đa dạng C.Trình độ cao D. Tât cả đều đúng
---- Còn tiếp ----
2.5. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 5
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
I) TRẮC NGHIỆM
Chọn câu đúng nhất 1,5 điểm
1. Cho biết vị trí của môi trường xích đạo ẩm?
A. trải dài giữa hai chí tuyến B. Nằm trong khoảng từ 5oB đến 5oN,
C. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á D. Nằm trong khoảng từ 5oB
2. Đăc điểm của môi trường xích đạo ẩm?
A. Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm B. Nắng nóng quanh năm
C. Rất nóng và lượng mưa ít D. Rất lạnh và lượng mưa ít
3. Ở đô thị, mật độ dân số rất cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là
A. Nông nghiệp, lâm nghiệp B. Nông nghiệp
C. Công nghiệp và dịch vụ D. Ngư nghiệp
* Nối cột A & B 1,5 điểm
A |
B |
1. Bùng nồ dân số thế giới |
a. nằm trong khoảng từ 5oB đến 5oN, |
2. Dân cư trên thế giới sinh sống chủ yếu |
b. là do dân số tăng nhanh và tăng đột biến ở nhiều nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh |
3. Môi trường xích đạo ẩm |
c. khu vực: Đồng bằng,ven biển nơi có khí hậu gió mùa |
---- Còn tiếp ----
2.6. Đề thi giữa HK1 Địa lí 7 số 6
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 7
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
Câu 1. (3,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn không khí ở đới ôn hoà?
Câu 2. (3,0 điểm) Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một môi trường địa lý như sau:
a) Phân tích và cho biết biểu đồ trên thuộc môi trường nào?
b) Từ môi trường địa lý vừa xác định em hãy nêu các vấn đề cần quan tâm ở môi trường đó?
---- Còn tiếp ----
7. Đề thi giữa HK1 môn Sinh Địa lí 7 số 7
Trường: THCS Xuân Ngọc
Số câu: 4 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
8. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 số 8
Trường: THCS Nguyễn Nghiêm
Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
9. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 số 9
Trường: THCS Lý Tự Trọng
Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
10. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 số 10
Trường: THCS Tân Thạnh
Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Tham khảo thêm