Bài học Lịch Sử 8
Để giúp các em học tập tốt môn Lịch Sử 8, eLib xin giới thiệu bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 31. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung từng bài học kèm theo đó là các câu hỏi trong phần luyện tập chung kèm lời giải để các em ôn lại kiến thức. Hi vọng đây là tài liệu giúp ích cho quá trình dạy và học. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Lịch Sử 8
Lịch Sử là môn xã hội đòi hỏi học sinh phải thuộc các dữ kiện lịch sử, cột mốc thời gian. Lên lớp 8, môn Lịch Sử có nhiều sự kiện, cột mốc cần phải nhớ khiến nhiều bạn học sinh cảm thấy khó khăn để có thể học thuộc nhanh và nhớ lâu. Chính vì lẽ đó, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em học sinh 8 hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Lịch Sử 8 gồm 2 phần với 11 chương. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử 8
Học sinh lớp 8 cần phải có phương pháp học phù hợp mới có thể học tốt môn này. Nhằm giúp các em tháo gỡ khó khăn trong việc học môn Lịch Sử, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính về cách học và từ đó áp dụng để học và thi thật tốt.
2.1. Xâu chuỗi các sự kiện với nhau
Trước tiên nên đọc kĩ các kiến thức cơ bản như mốc thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện, của mốc thời gian đó. Sau khi học xong một giai đoạn nào đó thì kẻ bảng và tổng kết lại, vừa ngắn gọn lại vừa bao quát được tất cả các mốc thời gian, sự kiện diễn ra. Ngoài ra, các em cũng nên ghi các sự kiện, mốc thời gian vào giấy ghi chú và dán nó lên một góc nào đó, mỗi ngày bạn sẽ lấy đi một tờ và đọc thuộc các ý chính của sự kiện ghi trên giấy, học đi học lại nhiều lần sẽ giúp các em nhớ dai hơn.
2.2. Lựa chọn thời gian học bài
Việc lựa chọn thời gian học cũng là một trong nhưng yếu tố giúp các em nhớ bài nhanh chóng. Các em nên chọn thời gian là buổi sáng sớm, buổi trưa và tối khi mà có sự yên tĩnh và không có điều gì làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Chọn thời gian hợp lí sẽ giúp các em tập trung và dễ dàng ghi nhớ bài học. Hơn nữa, các em cũng cần phải chọn học khi nào thấy tâm trạng thoải mái, tuyệt đối không nên học bài khi đang stress, bực tức vì học vào thời gian này sẽ làm các em căng thẳng thêm. Ngoài ra, khi học thì các em nên đọc to hoặc đọc nhẩm, kết hợp với ghi chép trên giấy nháp.
2.3. Chọn lọc thông tin để học
Cũng như các môn học khác để có cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh. Các em cần phải chọn lọc những thông tin cần thiết và quan trọng để học. Không nên học tràn lan sẽ kém hiệu quả. Các em có thể lọc thông tin theo sự kiện Lịch sử của từng giai đoạn. Khi lọc thông tin cần vạch ra những ý chính theo một cách hệ thống nhất. Qua đó các em sẽ học theo đúng trình tự các mốc thời gian. Đó là cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh và hiệu quả. Sẽ giúp các em nhớ nhanh và nhớ lâu kiến thức.
Các em hãy lọc ra những sự kiện nổi bật, những kiến thức quan trọng mà thầy cô đã nhắc nhở, khi đi thi sẽ dễ dàng “trúng tủ” hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những bạn thuộc ban Tự Nhiên, đối với những bạn học ban Xã Hội hay những bạn mong muốn đạt điểm tuyệt đối thì không nên sử sụng cách này. Tuy nhiên, việc chọn những thông tin, sự kiện quan trọng để học sẽ giúp các em ghi nhớ các ý chính thay vì lang mang, học tất cả các sự kiện mà về sau các em dễ nhầm lẫn khi đi thi.
2.4. Học và ghi chép
Nhiều người cho rằng Lịch Sử là môn học bài nên chỉ cần đọc bài để nhớ là đủ, không cần phải ghi chép. Quan điểm này không hoàn toàn đúng. Tuy môn Lịch Sử không cần tính toán, nhưng viết bài ra giấy là một cách giúp ích rất nhiều cho việc ghi nhớ bài. Học bài kết hợp với ghi chép sẽ giúp các em nhớ bài sâu và lâu hơn so với cách học thường. Với các đoạn dài các em vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những ý chính của bài đó.
Mỗi lần viết là một lần nhớ. Vì vậy, cách học tốt môn lịch sử để nhớ kiến thức được lâu nhất chính là viết lại những gì đã học. Sau đó, hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã viết được với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai sót là ít nhất. Ngoài ra, các em nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau để mang lại hiệu quả học tập cao nhất. Hãy đặt ra những câu hỏi như: “Vì sao lại như vậy?”, “Kết quả ra sao?”, “Ý nghĩa là gì?”, “Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?”… Việc đặt ra các câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho từng vấn đề sẽ giúp các em nhớ bài rất lâu đấy.
Các em cũng có thể vẽ ra các sự kiện chính và nhìn vào hình vẽ để kể lại sự kiện đó để dễ nhớ hơn. Điều này giúp các em nhớ lâu mà còn tránh nhầm lẫn giữa các ngày tháng, sự kiện. Trong quá trình học nên thường xuyên xem lại bài và khi ôn thi thì nên chắt lọc kiến thức để học.
2.5. Học bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiểu rất hiệu quả, giúp nhớ dễ hơn và không bị bỏ sót kiến thức. Đối với môn Lịch Sử thì các em hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, những sự kiện chính và tóm tắc các diễn biến. Sau đó xâu chuỗi lại thành một sơ đồ mà bạn thấy dễ hiểu nhất.
Các em có thể vẽ các dạng sơ đồ tư duy khác nhau, kết hợp với màu sắc và các kích cỡ chữ khác nhau để mô tả các ý chính, ý phụ của bài. Điều này sẽ giúp các em có hứng thú để học và nhớ nhanh hơn. Việc sử dụng một hình ảnh, hình vẽ để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh, phát triển nhận thức, tư duy, khả năng tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.
Sau những tiết học Lịch Sử, về nhà các em hãy xem lại bài ngay trong ngày hôm đó và tóm tắt lại trong một sơ đồ tư duy. Cuối mỗi chương cũng nên tổng hợp lại trong một sơ đồ tư duy khác để học một cách hệ thống. Hãy tìm cách xâu chuỗi lại các sự kiện sao cho chúng liên kết với nhau để có thể nhớ được dễ dàng hơn.
2.6. Học từng phần và theo các ý chính
Lịch Sử là một môn học rất khó để học thuộc lòng, vì kiến thức rất nhiều và dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy mà việc phân ra các ý chính và học từng phần là rất cần thiết. Các em hãy học từng phần một và học đến đâu chắc đến đấy, điều đó sẽ giúp bạn nhanh thuộc và không bỏ sót kiến thức. Chia bài thành từng phần giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu, việc không phải "ôm" quá nhiều dữ liệu cùng một lúc sẽ khiến các em thấy thoải mái hơn và có hứng thú học hơn.
Lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một thời đại, dân tộc, đất nước nên luôn được đánh dấu thành những mốc son, chặng đường nổi bật. Việc chia nhỏ và nắm bắt được các cột mốc lịch sử này sẽ giúp người học bao quát được mọi vấn đề. Để học tốt môn lịch sử hơn, các em cần chú ý nên học theo từng phần theo những ý chính. Điều đó sẽ giúp các em học dễ dàng hơn mà không gây chán nản. Hãy học từng phần từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam. Chia ra từng giai đoạn, học theo ý chính, khi các em hiểu ý chính thì tự nhiên các em sẽ triển khai được các ý phụ dễ dàng hơn.
Trong mỗi một mốc son lịch sử đều có những sự kiện nổi bật. Vì vậy, các em hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về dòng chảy lịch sử của nó, về những vấn đề nổi bật phát sinh trong giai đoạn này từ đó rút ra được bài học ý nghĩa mà nó mang lại. Qua đó, các em sẽ thấy được ý nghĩa của việc học môn Lịch Sử.
Tham khảo thêm
- Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX
- Bài 4: PT công nhân và sự ra đời của CN Mác
- Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật
- Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế
- Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX
- Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918