Công nghệ 7 Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
Cách gieo hạt như thế nào và chăm sóc vườn ươm ra sao cho đúng cách? Cùng eLib trả lời các câu hỏi đó thông qua nội dung bài học Công nghệ 7 Bài 24 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm:
a. Đốt hạt hoặc ngâm nước nóng
- Tác động bằng nhiệt: Đốt và ngâm nước nóng với hạt có vỏ cứng.
- Ví dụ: Keo lá tràm, gấc ở 1000C ( ngâm) mầm vẫn không chết và nảy mầm tốt.
- Đốt vỏ nhưng không làm cháy hạt: dẻ, xoan.
b. Tác động bằng lực
- Đối với hạt vỏ dày , khó thấm nước
- Xát mỏng vỏ hoặc đập nhẹ lên để vỏ mỏng, hay có vết nứt, nước dễ thấm.
- Ví dụ: Trấu, trám, lim.
1.2. Gieo hạt
a. Thời vụ gieo trồng
-
Mùa gieo hạt cây ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2 và các tỉnh miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.
b. Quy trình gieo hạt
- Gồm:
- Gieo: Vãi đều hạt trên mặt luống
- Lấp đát đổ hạt giữ nước ( ẩm ) tránh côn trùng ăn.
- Che phủ: Giữ ẩm cho đất và hạt.
- Tưới nước: cung cấp độ ẩm cho hạt.
- Phun thuốc diệt trừ côn trùng ăn hạt nấm mốc phá hoại.
- Bảo vệ luống gieo.
1.3. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
- Làm giàn che: Giảm bớt ánh nắng.
- Tưới nước: Cây con đủ ẩm.
- Phun thuốc: Diệt trừ sâu bệnh
- Xới xáo làm cỏ: Đất tơi xốp ,diệt cỏ.
- Tỉa cây: Điều chỉnh mật độ thích hợp.
- Có hạt giống tốt cần phải chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng tốt thì hạt mới nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu một vài ví dụ minh họa về cách kích thích hạt giống nảy mầm?
Gợi ý trả lời
- Đốt hạt áp dụng cho hạt có vỏ dày và cứng: lim, dẻ, xoan,...
- Tác động bằng lực: đối với hạt vỏ dày và khó thấm nước như trẩu, lim, trám ta gõ hoặc khía hạt sau đó vùi vào tro ấm.
- Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: Phổ biến áp dụng được với đa số các loại hạt.
Câu 2: Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo?
Gợi ý trả lời
- Là làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kich thích mầm phát triển nhanh đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
Câu 3: Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nẩy mầm thấp cho biết do những nguyên nhân nào?
Gợi ý trả lời
- Nguyên nhân: thời tiết xấu, sâu bệnh, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được quy trình gieo ươm.
- Biết cách gieo hạt và vận dụng gieo được hạt.
- Có thái độ hứng thú học tập vận dụng vào thực tế ở gia đình và địa phương.
- Có ý thức trồng và bảo vệ, chăm sóc rừng.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 7 Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
- doc Công nghệ 7 Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng
- doc Công nghệ 7 Bài 25: Thực hành: Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất
- doc Công nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng
- doc Công nghệ 7 Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng