Lý 10 Bài 24: Công và công suất
Trong bài học này, eLib giới thiệu tới các em bài học về công và công suất. Hi vọng những tóm tắt lí thuyết trên đây sẽ giúp các em học tập tốt hơn. Từ đó các em có thể giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công.
a) Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
Nếu lực không đổi \(\overrightarrow F \) tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công của lực \(\overrightarrow F \) được tính theo công thức: A = F.s.cosα
b) Biện luận
- Khi 0 ≤ α < 900 thì cosα > 0 ⇒ A > 0
⇒ Lực thực hiện công dương hay công phát động.
- Khi α = 900 thì A = 0
⇒ Lực \(\overrightarrow F \) không thực hiện công khi lực \(\overrightarrow F \) vuông góc với hướng chuyển động.
- Khi 900 < α ≤ 1800 thì cosα < 0 ⇒ A < 0
⇒ Lực thực hiện công âm hay công cản lại chuyển động.
c) Đơn vị công
Trong hệ SI, đơn vị của công là jun (kí hiệu là J): 1 J = 1N.m
1.2. Công suất.
a) Khái niệm công suất.
- Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
- Công thức: \(P = \frac{A}{t}\)
b) Đơn vị công suất.
- Ta có : \(P = \frac{A}{t}\)
- Nếu A = 1J, t = 1 s thì p = \(\frac{{1J}}{s} = 1\) oát ( W )
- Oát là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s
- Đơn vị công suất là: oát (W)
- 1 W.h = 3600 J
- 1 kwh = 3600 kJ (gọi là 1 kí địên).
- Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị mã lực:
- 1 CV (Pháp) = 736 W
- 1 HP (Anh) = 746 W
Chú ý:
-
Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học.
-
Công suất tiêu thụ của 1 thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lương tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tìm thời gian tối thiểu thực hiện công việc
Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho một cần cẩu nâng 1000kg lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.
Hướng dẫn giải
Công mà cần cẩu đã thực hiện để nâng vật lên cao 30m là: A= Fs.cosα
Ta có:
Lực F ở đây chính là trọng lực P = mg
Góc hợp bởi \(\vec P\) và phương chuyển động s là \(\alpha = {0^0}\)
⇒ \( A=P s . \cos 0^{0}=m g s . \cos 0^{0}=1000.10 .30 .1=300000 J \)
Công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
⇒ Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:
\(t = \frac{A}{P} = \frac{{300000}}{{{{15.10}^3}}} = 20s\)
Vậy, thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là t = 20s.
2.2. Dạng 2: Xác định công của lực
Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 300 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Tính công của lực trượt đi được 20 m.
Hướng dẫn giải
Công của lực kéo:
\(A = F.s.cos\alpha = 150.20.cos30^0 = 2595 J\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng bao nhiêu?
Câu 2: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng bao nhiêu?
Câu 3: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là bao nhiêu?
Câu 4: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là bao nhiêu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
A. 60 J.
B. 1,5 J.
C. 210 J.
D. 2,1 J.
Câu 2: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
A. 260 J.
B. 150 J.
C. 0 J.
D. 300 J.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 4: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s.
B. W.
C. J.s.
D. HP.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Công và công suất Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài giảng Công và công suất này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Phát biểu được định nghĩa công của một lực.
-
Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đởi, chuyển dời thẳng).
-
Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất.
Tham khảo thêm
- doc Lý 10 Bài 23: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
- doc Lý 10 Bài 25: Động năng
- doc Lý 10 Bài 26: Thế năng
- doc Lý 10 Bài 27: Cơ năng