Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Năm 111 nhà Hán chiếm lại được Âu Lạc. Chúng tiến hành cai trị nhân dân ta vô cùng tàn nhẫn, bắt nhân dân ta phải theo những phong tục của người Hán. Lúc bấy giờ, ở Mê Linh có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lên kế hoạch cùng nhau nổi dậy. Vậy liệu cuộc nổi dậy đó có đủ mạnh để mang lại thắng lợi cho nhân dân ta. Các em cùng đến với bài học ngay sau đây.

Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại Âu Lạc và chia làm 3 châu.

- Tổ chức hành chính:

Tổ chức hành chính nước Âu Lạc

- Nhân dân phải nộp các loại thuế và cống nạp các sản vật quý hiếm cho người Hán, đời sống cực khổ.

1.2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

a. Nguyên nhân

Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán

- Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại

b. Diến biến

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)

- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lân

- Tô Định phải bỏ trốn về Trung Quốc.

c. Kết quả:

Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục

d. Ý nghĩa:

Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.

2. Luyện tập

Câu 1:

Dựa vào bốn câu thơ sau:

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lềnh này”.

Em hãy viết thành một đoạn văn xuôi nói rõ nguyên nhân, mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Gợi ý trả lời

Trước ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán, Hai Bà Trưng quyết chí dựng cờ khởi nghĩa. Mục đích của cuộc khởi nghĩa: Thứ nhất, để giành lại độc lập dân tộc. Thứ hai, nối nghiệp của các Vua Hùng. Thứ ba, trả thù cho chồng. Trong đó, mục tiêu giành lại độc lập được đặt lên hàng đầu.

Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Gợi ý trả lời

- Nguyên nhân thắng lợi:

  • Nhân dân hết lòng ủng hộ.
  • Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.
  • Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.

- Ý nghĩa lịch sử:

  • Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
  • Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
  • Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Sự thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I
  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM