Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Tiếp theo)

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình nước ta từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế từ thế kỉ I đến thế kỉ VI . Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 6 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các thế kỉ I – VI

a. Xã hội:

Có sự phân hóa.

- Tầng lớp thống trị.

- Nông dân: gồm nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

- Nô tì

b. Văn hóa

- Mở trường học dạy chữ Hán ở các quận.

- Du nhập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo với những luật lệ phong tục Hán vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của dân tộc mình

1.2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Nguyên nhân: không cam chịu kiếp sống nô lệ.

- Diễn biến

+ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng khắp châu Giao.

+ Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc kn bị thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Thanh Hóa)

- Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc ta.

2. Luyện tập

Câu 1: Đọc lại phần in nghiêng (trang 55 – SGK), cho biết có những gì mới về xã hội được du nhập vào nước ta?

Gợi ý trả lời

Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo cùng những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.

Câu 2: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô nhưng nhân dân ta ở các làng xã vẫn giữ được phong tục tập quán riêng của mình. Các phong tục cổ truyền đó là?

Gợi ý trả lời

Các phong tục cổ truyền vẫn giữ được là xăm mình, nhuộm rang, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy,…

Câu 3: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”

a) Em hiểu gì về phẩm chất cao quý của Bà Triệu qua đoạn văn tự sự trên?

b) Bà Triệu cùng anh dấy binh khởi nghĩa lúc mới 19 tuổi, điều đó làm cho thanh thiếu niên chúng ta có suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời

a) Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người Việt kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành độc lập cho dân tộc.

b) Điều đó giúp cho thanh thiếu niên chúng ta khâm phục Bà Triệu, coi Bà Triệu là tấm gương sáng để học tập và noi theo. Chúng ta phải hết sức rèn luyện, phấn đấu học tập để không phụ công cha ông đi trước.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các TK I – VI.
  • Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) 
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM