Công nghệ 6 Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
Các chất dinh dưỡng có thể mất đi trong quá trình chế biến thức ăn. Vậy phải bảo quản như thế nào để giữ được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và thể lực trong quá trình chế biến, chúng ta hãy nghiên cứu nội dung bài học mới dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
a. Thịt, cá
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
- Không để ruồi bọ bay vào.
- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để bảo quản lâu dài( tủ lạnh).
b. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi
- Để rau củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên rửa thật sạch, nhẹ nhàng, không để nát, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa và không để khô héo
- Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn
c. Đậu hạt khô, gạo
- Các loại đậu, hạt khô rất dễ bị mốc, mọt, do đó trước khi bảo quản cần phơi khô, loại bỏ hạt sâu, mốc, để thật nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín nơi khô ráo, thỉnh thoảng kiểm tra lại
- Gạo nếp, gạo tẻ: chỉ nên mua vừa đủ ăn cho thời gian ngắn (gạo tẻ) hoặc dùng đến đâu mua đến đó (gạo nếp), tránh cho gạo để lâu sẽ bị mốc, mọt. Khi vo không nên vo kĩ quá sẽ làm mất vitamin B ở vỏ lụa sát hạt gạo
1.2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
a. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến?
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
- Khi chế biến món ăn cần phải chú ý:
- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước đun sôi
- Khi nấu tránh khuấy đều
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
- Không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm
- Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng
2. Luyện tập
Câu 1: Kể tên các loại rau, củ, quả, đậu hạt tươi thường dùng trong chế biến thức ăn?
Gợi ý trả lời
Các loại rau, củ, quả, đậu hạt tươi thường dùng trong chế biến thức ăn: đậu, lạc, vừng, khoai tây, đậu hà lan,…
Câu 2: Trước khi chế biến phải qua thao tác gì?
Gợi ý trả lời
Trước khi chế biến cần phải vệ sinh thực phẩm, gọt vỏ, cắt, thái nếu cần thiết
Câu 3: Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng?
Gợi ý trả lời
Khi rửa, gọt, cắt, thái có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Giải thích được tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
- Lựa chọn được cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi khi chế biến
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế nấu ăn trong gia đình
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 6 Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý
- doc Công nghệ 6 Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm
- doc Công nghệ 6 Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm
- doc Công nghệ 6 Bài 19: Thực hành: Trộn dầu giấm rau xà lách
- doc Công nghệ 6 Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống
- doc Công nghệ 6 Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
- doc Công nghệ 6 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn
- doc Công nghệ 6 Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn
- doc Công nghệ 6 Bài 24: Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số rau, củ, quả
- doc Công nghệ 6 Ôn tập chương III: Nấu ăn trong gia đình