Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt các kiến thức về vị trí và đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 14 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á 

Vị trí khu vực Đông Nam Á

  • Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo. 
  • Nằm ở phía Đông Nam của châu Á. 
  • Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới. 
  • Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương 
  • Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

1.2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

  • Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. 
  • Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.

b. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan 

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa (phẩn bán đảo), Khí hậu xích đạo (phần đảo). 
  • Gió mùa mùa hạ (hướng Tây Nam): nóng ẩm. 
  • Gió mùa mùa đông (hướng Đông Bắc): khô và lạnh. 
  • Sông Mê Kông, sông Hồng, Xaluen, Iraoađi… (hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam). 
  • Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh là nét đặc trưng của thiên nhiên Đông Nam Á.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 14.1, nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

Sự phân bố núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của Đông Nam Á:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông.

- Phần hải đảo:

+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển.

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).

Câu 2: Quan sát hình 15.1 (SGK trang 52), cho biết:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

- Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

Gợi ý làm bài

- Các điểm cực của khu vực Đông Nam Á:

+ Điểm cực Bắc: thuộc Mi-an-ma, vĩ tuyến 28030’Bắc.

+ Điểm cực Nam: thuộc In-đô-nê-xi-a, vĩ tuyến 10030’Nam.

+ Điểm cực Đông: thuộc In-đô-nê-xi-a, kinh tuyến 1400 Đông.

+ Điểm cực Tây: thuộc Mi-an-ma, kinh tuyến 920 Đông.

- Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương và  Ấn Độ Dương; châu Á và châu Đại Dương.

Câu 3: Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

Gợi ý làm bài

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

3. Kết luận

Sau bài học học sinh cần nắm các nội dung:

- Vị trí, lãnh thổ khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa vị trí đó.

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng màu mở, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, sông ngòi và chế độ nước theo mùa, sông ngòi và chế độ nước theo mùa, rừng rậm thường xanh quanh năm chiếm phần lớn diện tích.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM