Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt các kiến thức về điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 10 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và địa hình

a. Vị trí địa lí 

Lược đồ Tây Nam Á

  • Khu vực Nam Á nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á- Âu.
  • Nằm giữa vĩ độ 8o30’ B đến 35oB
  • Tiếp giáp khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á
  • Giáp vịnh Ben –gan, biển Arap

b. Địa hình 

  • Có 3 miền địa hình:
    • Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya cao và đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam.
    • Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng, bằng phẳng dài trên 3000km 
    • Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với 2 rìa được nâng cao thành dãy Gat-tây và Gát- đông

1.2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan

a. Khí hậu

  • Đại bộ phân có khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Là khu vực mưa nhiều của thế giới nhưng lượng mưa phân bố không đều.
  • Nhịp điệu gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. 

b. Sông ngòi

  • Là khu vực có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, S. Ba-ra-put.
  • Sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất. Nơi mà nếu được tắm mình trong đó, dù chỉ 1 lần trong đời (khi sống hay chết) thì mọi tội lỗi của con người sẽ được gột rửa và họ sẽ tìm được con đường ngắn nhất lên thiên đàng. Vì vậy, mỗi ngày có tới 50.000 người đến tắm ở sông Hằng

Sông Hằng và nền văn hóa Nam Á

c. Cảnh quan tự nhiên

  • Cảnh quan tự nhiên ở khu vực Nam Á đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc, bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 10.1 (SGK trang 33). em hãy:

-  Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á.

-  Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam.

Gợi ý làm bài

Vị trí địa lí:

- Giới hạn: Nằm trong khoảng vĩ độ 70B đến 380B và 600Đ đến 980Đ.

+ Nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á- Âu.

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc và Ca-dăc-xtan.

+ Phía Nam Đông Nam giáp vịnh Ben-gan, phía Tây Nam giáp Biển A-rập.

Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

- Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.

- Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

- Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 2: Quan sát hình 10.2 (SGK trang 35) kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

Gợi ý làm bài

Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 3: Dựa vào hình 10.2 (SGK trang 35), em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Gợi ý làm bài

Sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á không đều:

- Vùng có lượng mưa lớn nhất (trên 1000mm) là vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng sông Hằng và dải đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây.

- Vùng nội địa trên sơn nguyên Đề-can và vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn có lượng mưa ít: sơn nguyên Đề -can có lượng mưa từ 251 – 750 mm, vùng Tây Bắc lượng mưa chỉ <250mm.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được 3 miền địa hình: núi phía bắc, đồng bằng ở giữa và sơn nguyên phía nam.

- Giải thích được khu vực có khí hậu gió mùa điển hình. Tính nhịp điệu của gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong khu vực.

- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu trong khu vực.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM