Luật Hành chính

Chuyên mục Luật Hành chính được eLib chia sẻ dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính,... Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Luật hành chính

1.1 Khái niệm của Luật hành chính

Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thông pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chính những quan hộ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phái sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xãy dựng và ổn định chê độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quán lí hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Luật hành chính điều chinh toàn bộ những quan hệ quán lí hành chính nhà nước dược thực hiện bời nhà nước hoặc nhán danh nhà nước và dối tượng điều chính cơ bản cùa Luật hành chính là những quan hệ quản lí hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của Luật hành chính điều chỉnh.

Khái niệm “hoạt động chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính – nhà nước” hoặc “hoạt động quản lý nhà nước”.

1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

1.3 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính gồm ba nhóm lớn:

a) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đây là đối tượng điều chỉnh cơ bản của Luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hộ loại nàv các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của minh. Những quan hộ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ sau:

  • Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc (như giữa Chính phủ với ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) hoặc vơi cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (như giữa Bộ giáo dục và đào tạo với sở giáo dục và đào lạo thành phố Hải Phòng).
  • Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp (Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (Chính phủ với các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo hiểm xã hội Việt Nam; thông tấn xã Việt Nam; học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ Việt Nam; viện khoa học xã hội Việt Nam; đài tiếng nói Việt Nam; đài truyền hình Việt Nam hoặc giữa ủy ban nhân dân tỉnh các cơ sở nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…)
  • Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông với ủy ban nhân dân cấp tỉnh Cao Bằng; Bộ tài nguyên và môi trường với úy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn…
  • Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các bộ, cơ quan ngang bộ với nhau, cơ quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lí chức năng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức. Trong các quan hệ loại này, chủ thể quản lí là các cơ quan chuyên môn có chức năng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn như cư quan tài chính, lao động – thương binh và xã hội V.V.. Các cơ quan này có quvền hạn nhất định đôi với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách (giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục và đào tạo trong việc quản lí ngân sách nhà nước).
  • Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính ở trung ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động (ủy ban nhân dân quận Đống Đa với Trường đại học luật Hà nội).
  • Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc như: giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội.
  • Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nơi đóng trụ sở như: giữa ủy ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa hàn huyện
  • Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội như: giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
  • Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch như: giữa cơ quan có thẩm quyền giải quvết khiếu nại với người khiếu nại.

b) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác.

Người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..

Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ quan trung gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.

Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.

c) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thế trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cho các cơ quan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá nhân. Hoạt động trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức, đảm bảo hiệu quả.. Vì vậy, hoạt động quán lí hành chính nhà nước không chi do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả những hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính nhà nước nhưng chỉ trong khi thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cụ thể được pháp luật quy định. Hoạt động nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước được trao quyền (chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành mà còn được uỷ quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.

Như trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa…Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng…

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Do đó mỗi ngành luật khác nhau sẽ có đối tượng điều chỉnh khác nhau và đây chính là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật với nhau. Để hiểu và phân biệt được Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải nắm được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

1.4 Phương pháp điều chỉnh

Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.

Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt Luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có quyền ra lệnh, ép buộc ai.

2. Nghị định hành chính

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nghị định được Chính phủ ban hành để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

2.2 Nghị định hành chính tiêu biểu

  • Nghị định 11/2020/NĐ-CP về quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
  • Nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập
  • Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ của cơ quan hành chính nhà nước
  • Nghị định 34/2016/NĐ-CP về quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Nghị định 59/2019/NĐ-CP về quy định biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng
  • Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
  • Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • ...

3. Nghị quyết hành chính

3.1 Khái niệm Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về:

  • Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
  • Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
  • Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Đại xá;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thường ban hành nghị quyết để quy định:

  • Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
  • Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;
  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  • Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3.2 Nghị quyết hành chính tiêu biểu

  • Nghị quyết 119/NQ-CP về bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014
  • Nghị quyết 162/NQ-HĐND năm 2019 về điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021
  • Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2019 về phân loại đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre
  • Nghị quyết 49/NQ-CP về thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
  • Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính
  • ....

4. Thông tư hành chính

4.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thông tư do Bộ hay cơ quan ngang Bộ ban hành, thường do Bộ trưởng hay chủ tịch ký. Ngoài ra, thông tư cũng có thể do nhiều Bộ ngành có liên quan cùng ban hành để áp dụng trong phạm vi liên quan tới các cơ quan đó.

Theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Thông tư bao gồm:

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

Việc xây dựng, ban hành Thông tư của của các cơ quan nhà nước được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

4.2 Thông tư hành chính tiêu biểu

  • Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính
  • Thông tư 28/2020/TT-BTC bãi bỏ một số quy phạm pháp luật do bộ trưởng bộ tài chính ban hành
  • Thông tư 29/2020/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
  • Thông tư 63/2020/TT-BTC về nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
  • Thông tư số 27/2019/TT-BTNMT quy định về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch han hành
  • Thông tư số 78/2019/TT-BQP xử lý vi phạm hành chính của bộ quốc phòng
  • ...

Trên đây là các thông tin về Luật hành chính, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về Luật hành chính mà bạn cần nắm rõ. Bên cạnh đó, eLib cũng giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định về Luật hành chính, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM