Luật Chính sách

Chuyên mục Luật Chính sách được eLib tổng hợp các Văn bản luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định... về Chính sách mới nhất hiện nay. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ cho quá trình học tập, kinh doanh của bạn, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chính sách là gì?

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức.

Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Các chính sách tương phản để hỗ trợ việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự nhiên và có thể được kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu.

Thuật ngữ này có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân, cũng như các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng tư của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách. Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc cấm hành vi (ví dụ: luật yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập), chính sách chỉ hướng dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn nhất.

Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn diện đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể bị tác động.

Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó; tạo lập sự cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển; tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội, giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của thực thể.

2. Vai trò của chính sách đối với pháp luật 

Thứ nhất, chính sách bao giờ cũng đi trước pháp luật, mang tính định hướng và là nền tảng để xây dựng pháp luật: chính sách phản ánh một cách trung thực, khách quan điều kiện kinh tế – xã hội tại thời điểm cụ thể và dự báo xu thế, khả năng phát triển trong tương lai. Nếu chính sách không làm tốt vai trò này thì việc thể chế hoá các chính sách thành các quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật sẽ không có tính khả thi, hoặc kìm hãm sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải là người có khả năng đúc kết thực tiễn và dự báo tương lai. 

Thứ hai, chính sách có tính ổn định tương đối để pháp luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống vì pháp luật luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất nên trong mỗi giai đoạn nhất định, pháp luật có tính đồng bộ và ổn định. Điều này có nghĩa, khi một chính sách có quá nhiều thay đổi hoặc không có những lộ trình cụ thể sẽ gây khó khăn, phức tạp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải tính toán thời gian, điều kiện áp dụng để đưa chính sách vào cuộc sống. Đồng thời, họ phải là những người có khả năng chia việc thực thi chính sách thành các giai đoạn khác nhau với các mục tiêu và lộ trình cụ thể, tránh những bất lợi cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. 

Thứ ba, chính sách là một trong các nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới. Hay nói cách khác, do chính sách là công cụ thể hiện thái độ chính trị của Đảng lãnh đạo để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra theo định hướng, nên pháp luật được ban hành cùng các quy định cụ thể cho mỗi loại quan hệ. Thông thường, sau khi Nhà nước ban hành chính sách mới trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng, chính sách này được thực thi thông qua việc cụ thể hoá thành các quy phạm pháp luật.

Như vậy, một chính sách mới được ban hành đồng thời tạo nên một lĩnh vực điều chỉnh mới của hệ thống pháp luật. Ví dụ, khi Nhà nước ban hành chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật được hình thành mới hoặc được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách như Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Doanh nghiệp nhà nước; Luật Hợp tác xã; Luật Phá sản doanh nghiệp, các sắc luật thuế v,v...

3. Yêu cầu đối với hoạch định chính sách 

Coi trọng việc tập hợp các thông tin pháp luật liên quan đến việc hoạch định các chính sách để tránh mâu thuẫn, chồng chéo và để các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng trên nền tảng hệ thống chính sách tương đối ổn định.

Quan tâm đến sự hài hoà các lợi ích bằng việc dự liệu các tác động trước mắt và ảnh hưởng lâu dài của chính sách đối với bản thân đối tượng được thụ hưởng và với toàn xã hội trên cơ sở tính toán cụ thể các biện pháp nhằm giảm thiểu việc gây mâu thuẫn, xung đột xã hội do chính sách chỉ đáp ứng lợi ích cho một bộ phận xã hội.

Quan tâm đến việc bảo đảm đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện chính sách để đạt được mục tiêu chính sách. Ví dụ, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp do chỉ chú ý khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho đối tượng được thụ hưởng, mà không quan tâm đến các yếu tố khác nên trên thực tế cũng không đạt được mục tiêu, vì cán bộ, công chức không được học theo nhu cầu của bản thân về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà buộc phải học theo chương trình sẵn có của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Những chương trình này có nhiều nội dung trùng với những chương trình khác mà họ đã được đào tạo, bồi dưỡng.

Tính đến mặt trái của chính sách, bảo đảm không để chính sách bị lợi dụng. Việc tính toán không chỉ giúp hạn chế những thiệt hại về vật chất mà còn cả những thiệt hại về tinh thần, trong đó quan trọng nhất là niềm tin của nhân dân vào chính sách, pháp luật Nhà nước, nhất là trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tính toán thời điểm công bố chính sách, nhất là những chính sách mang tính nhạy cảm đến lợi ích của người dân. Trong trường hợp cần thiết nên tiến hành các hoạt động thăm dò phản ứng và dư luận xã hội trước khi công bố. 

4. Một số Luật chính sách tiêu biểu

  • Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ số 47/2019/QH14
  • Luật cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13
  • Luật viên chức số 58/2010/QH12
  • Nghị quyết 63/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở
  • Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
  • Nghị quyết 121/2020/QH14 về chống xâm hại trẻ em
  • Nghị quyết 15-NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020
  • Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
  • Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm phát triển thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghị quyết 50/NQ-CP về chương trình hành động của chính phủ
  • Nghị quyết 99/2019/QH14 về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
  • Nghị quyết 76-CP về hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất cho cả nước
  • Nghị quyết 73/NQ-CP về thực hiện chính sách tại doanh nghiệp
  • Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
  • Nghị quyết 93/2015/QH13 về chính sách hưởng bảo hiểm xã hội
  • Thông tư 96/2018/TT-BTC về kinh phí chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
  • Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL quy định về danh hiệu gia đình văn hóa
  • Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
  • .....

Trên đây là các thông tin về Luật chính sách mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Luật chính sáchmới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM