eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Hạ khô thảo có vị cay đắng, tính hàn, không có độc. Vị thuốc này thường được dùng để chữa các bệnh về gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên dược liệu hạ khô thảo có thể kích thích dạ dày nên cần thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn.
Cây xà sàng còn được biết đến với tên gọi khác là cây giần sàng. Thảo dược này sử dụng quả khô để làm thuốc điều trị các bệnh lý như trĩ, lạnh tử cung, viêm da, liệt dương…
Cây Bưởi bung là loại cây mọc dại ở những bãi đất hoang, rừng núi, đồi với quả mọng nước gắn liền với tuổi thơ của bao người. Nhưng không phải ai cũng đều biết công dụng chữa bệnh của loại cây này. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cây mã tiền thảo có vị đắng, tính hàn, tác dụng phá huyết, sát trùng, kháng khuẩn và thông kinh. Dược liệu này thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, da lở ngứa, vàng da do viêm gan, rối loạn kinh nguyệt, cổ họng sưng đau và chứng tiểu ra máu.
Ngô công là tên thuốc của con rết phơi khô. Theo Đông Y, ngô công có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng chống co giật, chỉ thống, tán kết và giải độc, được dùng trong bài thuốc chữa bệnh uốn ván, động kinh, mụn nhọt ngoài da, lao hạch và hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, vị thuốc này có độc tố và tác dụng tán huyết mạnh nên cần thận trọng khi chế biến và sử dụng.
Cây sài đất còn có tên gọi khác là Húng trám, Ngổ núi, thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae). Thảo dược này được trồng để làm thuốc vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm,…Để biết được công dụng trong y học của sài đất xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bạch Hạc còn gọi là Kiến Cò, Nam Uy Linh Tiên, có vị ngọt dịu và dịu, tính bình. Có tác dụng hỗ trợ phòng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo qua bài viết dưới đây để biết thêm về công dụng của cây bạch hạc.
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi. Để biết công dụng trong y học của bạch hoa xà mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa) thường được dùng trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Bên cạnh đó, dược liệu được cho là có thể phòng ngừa và hỗ trợ nhiều bệnh lý, bao gồm gồm cả ung thư.
Bèo cái là loài thực vật thủy sinh sống trên bề mặt nước. Thảo dược này có vị cay, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc và lợi tiểu nên được dân gian sử dụng để trị sởi mới phát, mụn nhọt, chàm (eczema), viêm cầu thận cấp và chứng khó khăn khi tiểu tiện.
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia. Để biết công dụng về y học của bồ cu vẽ mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bùm bụp còn được gọi là Bùng bục, Bục bục, Bông bét, cây lá ngõa kok po hou. Dược liệu thường được dùng trong điều trị viêm gan mãn tính, sa tử cung và trực tràng, sưng gan lá lách, viêm ruột tiêu chảy. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng điều trị phù thũng khi mang thai, bệnh huyết trắng.
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua công dụng trong y học của loại cây này qua bài viết dưới đây.
Cảo bản (cảo bổn) là thân rễ và củ phơi khô của cây cảo bản. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, trừ hàn thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do phong hàn như cảm mạo, đau đầu, đau dạ dày, đau bụng, đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Để biết công dụng trong y học của cây cảo bản, mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây chó đẻ răng cưa còn có tên gọi khác là cây chó đẻ, diệp hạ châu, thường được trồng nhiều ở nước ta, có tác dụng chữa các bệnh lý về gan, thận, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh sốt rét thường gặp. Bạn đọc cần lưu ý một số điều khi sử dụng dược liệu này làm thuốc điều trị bệnh.
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên. Để biết công dụng trong y học của cúc liên chi dại như thế nào mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo qua bài viết dưới đây.
Bông bụt còn có tên gọi khác là Râm bụt, Dâm bụt, Bụp, Hồng bụt, Phù tang, Mộc cẩn… Dược liệu mang trong mình vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Can, Đại tràng và Tỳ. Nhờ đó dược liệu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tiêu viêm, chống ho, sát trùng, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, cố tinh, lợi niệu tiêu thủng…
Ké hoa đào còn có tên là Ké hoa đỏ, Thổ đỗ trọng, Hồng hài nhi, Dã mai hoa, Dã miên hoa, Dã đào hoa... Cây mọc hoang ở nhiều nơi, dùng rễ và toàn cây, thu hái vào mùa hạ và mùa thu để làm thuốc, dùng tươi hoặc sấy khô dùng dần. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cây ké hoa đào.
Cây ké hoa vàng là loài thực vật nhỏ, mọc hoang nhiều ở các nước Đông Nam Á và Đông Á. Thảo dược này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng tiêu ban, hóa thực, thoái nhiệt, phá trệ và giải biểu. Để biết thêm về tác dụng của cây ké hoa vàng, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết của eLib.VN dưới đây.
Chữa viêm họng bằng lá khế và quả khế là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang lại hiệu quả đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Cùng eLib.VN tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách chữa viêm họng bằng lá khế thông qua bài viết sau đây.