Bảy lá một hoa - Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt
Bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa) thường được dùng trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Bên cạnh đó, dược liệu được cho là có thể phòng ngừa và hỗ trợ nhiều bệnh lý, bao gồm gồm cả ung thư.
Mục lục nội dung
Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đãng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
Tên khoa học Paris polyphylla Sm.
Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Sapa nhiều loài khác nhau, nhưng chưa được khai thác sử dụng.
1. Mô tả cây
Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5cm rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới 1 mét, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá, cuống lá đài 2,5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15- 21cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở dinh cành, cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài 3- 7cm. rời từng cái một, trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số lá đài, hình sợi rủ xuống, màu vàng mâu, chiều dài bằng hay ngắn hơn chiều dài của lá đài. Nhụy màu tím đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng 3, 4, 5 (vùng Sapa), mùa quả và các tháng 10-11.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bảy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc Phương thuộc Nam Hà, Ninh Bình, Sapa (Lào Cai), Đà Bắc (Hoà Bình), Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy quanh vùng.
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.
3. Thành phần hóa học
Trong tảo hưu, người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin và paristaphin cũng là một glucozit (theo Lý Thừa Cố, 1960, Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, Bắc Kinh).
Trong thân rễ và quả loài Parts quadrifolia L. người ta chiết được một glucozit gọi là paristaphin, khi thủy phân paristaphin sẽ cho glucoza và một glucozit mới gọi là paridin, thủy phân paridin, ta lại được glucoza và một chất nhựa gọi là paridol.
4. Công dụng và liều dùng
Cây bảy lá một hoa còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian. Theo đông y, vị tào hưu (thân rễ của cây bảy lá một hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc, nhất là đối với loài rắn độc.
Ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, vị tảo hưu còn dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen xuyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên những nơi sưng đau.
Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Thất diệp nhất chi hoa là vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh, bao gồm cả phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, cây bảy lá một hoa có khu vực phân phối hẹp nên hiện tại cây đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Do đó, người dùng cần sử dụng giữ gìn, không nên sử dụng bừa bãi để bảo tồn dược liệu.