eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Hóa hương là cây gỗ nhỏ thuộc họ Hồ đào, cành non có lông mịn, phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá, chữa bệnh ngoài da,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Quả nổ là cây thảo thuộc họ Ô rô, mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven đường đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằn g sông Cửu Long, có tác dụng làm ra mồ hôi và hạ nhiệt, được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, cảm nóng và cảm lạnh, làm thuốc bổ mát,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Cây bụi mọc đứng hay trườn, cao 0,5 - 1,5m. Cành non có gai cong. Cây của vùng Đông Á, được nhập trồng để làm cảnh vì hoa đẹp. Hoa hồng dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Loài Quả nổ bò của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta. Người ta nghiền nát toàn cây làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm. Ở nước ta Quả nổ lùn chỉ gặp ở miền Trung Việt Nam từ Khánh Hoà tới Ninh Thuận. Dùng làm thuốc trị bệnh đau ngực. Để biết được công dụng trong y học của Quả nổ lùn mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm . Ở nước ta, cây mọc từ Thừa Thiên - Huế trở vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quả nổ ống to được dân gian dùng toàn cây giã ra pha thêm rượu hơ nóng đắp chữa trặc gân. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles. Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang. Lá dùng hãm uống còn rễ được dùng thay Ipêca làm thuốc gây nôn. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình . ). Quan thần hoa người ta dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn, ho khí suyễn, ăn uống không tiêu, trướng bụng, viêm ruột, lỵ. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Quan thần hoa qua bài viết này nhé.
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi, cuối mùa hạ đầu mùa thu, trên các bãi cỏ đá vôi và cả ở núi đất. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt. Ở nước ta, cây mọc trong rừng rậm rụng lá xen lẫn với tre, gần các sông suối và rải rác trong các quần hệ thứ sinh . Để biết được công dụng trong y học của cây Quao mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Ở nước ta, cây Quao nước mọc dựa rạch có thủy triều, nhiều nơi từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào tới Long An, An Giang. Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m. Được dùng như rễ, lá và hoa cây Tàu mớt làm thuốc trị sốt, trị lỵ và ỉa chảy. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thưa trên đất sa thạch từ Quảng Trị qua Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, tới Đồng Nai. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về Quạ quạ qua bài viết dưới đây nhé.
Cây mọc hoang trong rừng phổ biến từ miền Bắc vào Trung, trên dãy Trường Sơn. Còn được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng. Để biết được công dụng trong y học của cây Quế mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cọ sẻ nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô. Vị ngọt và chát, tính bình; hạt làm tiêu ung thư, khối u; rễ giảm đau. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Thài lài là loại cây thảo sống hằng năm cao 20 - 60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm.Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn nên có tên là rau Trai . Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm. Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Ninh Bình, qua Quảng Trị đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Cành non chữa thận hư đau lưng, cảm mạo và đau xương. Để biết được công dụng trong y học của cây Quế Bắc bộ mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Quế Bon có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng. Cây đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang ở rừng thường xanh, dưới 700m, từ Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình đến An Giang. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm, phơi khô. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong. Ở nước ta, cây mọc trong rừng trên độ cao 500 - 1000m ở Quảng Trị. Để biết được công dụng trong y học của cây Quế gân to mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt. Ở nước ta, Quế hoa trắng chỉ gặp ở Vĩnh Phú, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Người ta thu hái lá phơi khô, vỏ được thu hái chế biến như vỏ quế Xri Lanca. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.