eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Kỳ nam kiến là cây nhỏ có gốc thân phình thành củ có gai, thuộc họ Cà phê, mọc phụ sinh ở rừng thưa của bình nguyên và trung nguyên, dùng làm thuốc chữa đau gan, đau bụng. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Kro là cây gỗ nhỏ, thuộc họ Thanh thất, thường gặp một số nơi thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dùng trị sốt rét, viêm quầng, diệt côn trùng, thấp khớp. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chè tầng là cây thảo thuộc họ Đậu, mọc hoang ở chỗ ẩm mát, dưới tán rừng, được dùng chữa cảm sốt, đau bụng, mệt mỏi,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Kinh giới phổ biến là cây thảo thuộc họ Hoa môi, có vị cay, mùi thơm, tính mát, được dùng làm rau ăn hay thuốc trị cảm mạo, ăn uống không tiêu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chìa vôi là cây nhỏ thuộc họ Nho, mọc leo, mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng, có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, được dùng nấu canh hay chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, sưng tấy, mụn nhọt,... Để biết được công dụng trong y học của cây Chìa vôi mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Chìa vôi bò là cây nhỡ thuộc họ Nho, mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm vùng núi khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta, có ít độc, có tác dụng trừ độc tiêu thũng, được dùng đắp ung nhọt lở loét, mụn nhọt, rắn độc cắn, sốt,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Kinh giới nhăn là cây thảo có thân mảnh, thuộc họ Hoa môi, có vị cay, tính mát, có tác dụng cầm máu giảm đau, lợi thấp, được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, ăn uống không tiêu,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Kinh giới đất là cây thảo mọc thành bụi, thuộc họ Hoa môi, mọc hoang trên các đồi và ở chân núi, nhất là trong các rừng thông, gặp nhiều ở Kontum và Lâm đồng (Đà lạt), ở độ cao trên 800m, được dùng chữa cảm cúm, nhức đầu, cảm phong thấp co cứng, chân tay tê buốt,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Chìa vôi bốn cạnh là dây leo với thân có 4 cạnh nhọn, thuộc họ Nho, mọc ở hàng rào, bờ bụi nước ta, được dùng cho phụ nữ uống sau sinh, trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, đắp bó gãy xương,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Chìa vôi Java là dây leo gần như không lông, thuộc họ Nho, mọc ở các rừng ẩm trên độ cao 100m, có vị cay, tính mát, được trị bệnh mày đay, viêm da dị ứng, đòn ngã tổn thương,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Chìa vôi Java qua bài viết này nhé.
Kinh giới dại là cây thảo sống hằng năm hay hai năm, thuộc họ Hoa môi, mọc hoang khắp nơi, nhất là trong các ruộng hoang, ven đường đi ở nước ta, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, được dùng chữa ho gà, nhức mỏi, viêm mũi, đau lưng, viêm miệng, viêm phế quản,... Để biết được công dụng trong y học của cây Kinh giới dại mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Chìa vôi lông là dây leo, thuộc họ Nho, mọc ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Tây Nguyên (Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng), được dùng chữa mụn nhọt, ghẻ, giải độc, lọc huyết, trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Kinh giới là cây thảo thuộc họ Hoa môi, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn, thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh sáng, được dùng trị cảm cúm mùa hè, say nóng, nhức đầu, bại liệt, phong thấp, băng huyết, rong huyết,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Kinh giới qua bài viết này nhé.
Kính là cây nhỏ nhẵn, thuộc họ Đơn nem, có vỏ xám, khía dọc, mọc ở rừng Ninh bình và Lạng sơn (núi Mẫu Sơn), được dùng uống thay trà, trị ghẻ lở, chữa ho, bệnh lậu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chìa vôi mũi giáo là dây leo hơi mập, thuộc họ Nho, thường mọc ở rừng thưa nước ta, vị hơi chua, chát, tính bình, được dùng trị phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Kim vàng là cây nhỏ, nhánh vuông không lông, thuộc họ Ô rô, được trồng làm cảnh ở đồng bằng và vùng núi, có vị cay, đắng, tính ấm, được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, cảm cúm, ho, thổ huyết, sâu bọ cắn,... Để biết được công dụng trong y học của cây Kim vàng mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Chìa vôi sáu cạnh là dây leo thuộc họ Nho, mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang nước ta, được dùng trị đòn ngã, dao chém. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Kim tước chi là cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thuộc họ Đậu, gốc ở Tây Mỹ châu, được dùng thuốc hạ sốt, trị sốt rét gian cách, bổ hư lao,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chiêng chiếng là cây nhỏ thuộc họ Đậu, trườn không lông, có ít gai cong cong, thường gặp trong các rừng còi dựa rạch, duyên hải, rừng ngập mặn, từ Hoà Bình tới Kiên Giang, được dùng chữa bệnh về thận, sỏi trong bàng quang. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Chiêng chiếng qua bài viết này nhé.
Kim sương là cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, thuộc họ Cam, mọc ở rừng núi, trong các rừng thưa, phân bố ở Đông Dương, Trung Quốc và Malaixia, có vị đắng, cay, tính ấm, được dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, sâu bọ đốt, ho hen, tức ngực, phong thấp tê bại, đòn ngã tổn thương,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.