Chìa vôi mũi giáo - Trị phong thấp

Chìa vôi mũi giáo là dây leo hơi mập, thuộc họ Nho, thường mọc ở rừng thưa nước ta, vị hơi chua, chát, tính bình, được dùng trị phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Chìa vôi mũi giáo - Trị phong thấp

Chìa vôi mũi giáo, Hồ đằng mũi giáo - Cissus hastata (Miq.) Planch. (Vitis hastata Miq.), thuộc họ Nho -Vitaceae.

1. Mô tả

Dây leo hơi mập; thân có 3 - 4 cánh có eo ở các mấu; tua cuốn đơn. Lá có phiến hình tim thon, dài 8 - 10cm; gân từ gốc 5, gân phụ 4 - 6 cặp, mép có răng thấp, cuống 2 - 3cm; lá kèm 2 - 3cm. Cụm hoa đối diện với lá, ngắn, mang 2 - 4 tán; cánh hoa 4. Quả mọng tròn, đỏ, chứa 1 hạt.

Ra hoa tháng 6, có quả tháng 12 - 1.

2. Bộ phận dùng

Thân và dây - Caulis et Liana Cissi Hastatae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của vùng nhiệt đới Á Châu và Phi châu. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa.

4. Tính vị, tác dụng

Vị hơi chua, chát, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết, tiêu thũng, khư phong thấp và rút mủ mụn nhọt.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chồi non ăn được. Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Trên đây là một số thông tin về cây Chìa vôi mũi giáo mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM