Thùy bồn thảo - Trị ghẻ lở, bỏng lửa

Thùy bồn thảo thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc. Ở nước ta Thùy bồn thảo tại vùng cao tỉnh Hà Giang. Cũng thường được trồng làm cảnh. Để hiểu rõ hơn về cây mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nha 

Thùy bồn thảo - Trị ghẻ lở, bỏng lửa

Thùy bồn thảo - Sedum sarmentosum Bunge, thuộc họ thuốc bỏng - Crassulaceae.

1. Mô tả

Cây thảo nhẵn, mọc nằm rủ xuống, có nhánh đâm rễ dài 10 - 20cm, sống nhiều năm. Lá nhiều, không cuống, mọc đối hay mọc vòng, hình dải dài 15 - 25mm, rộng 3 - 5mm, hơi dẹp, màu xanh sáng. Hoa nhỏ, mẫu 5; 5 lá đài, 5 cánh hoa màu vàng; 10 nhị; 5 lá noãn. Hạt nhỏ.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 8.

Cây thùy bồn thảo

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Sedi Sarmentosi, thường gọi là thùy bồn thảo

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Nhật Bản, Trung Quốc; cũng phân bố ở nước ta, tại vùng cao tỉnh Hà Giang. Cũng thường được trồng làm cảnh.

4. Thành phần hóa học

Trong cây có N-methylisopelletierine, dihydro- N-menthylisopelletierine, sedoheptulose, glucose, fructose, sacrose. Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng chỉ huyết sinh cơ, tán ứ tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM