Thuốc Retinol - Trị mụn trứng cá và một số bệnh lý da liễu
Để biết thuốc Retinol (Thylrone®) có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc retinol là gì?
Thuốc retinol (Thylrone®) rất tốt cho mắt, hệ miễn dịch và sự phát triển của tế bào. Retinoid dạng uống và dạng dùng tại chỗ thường được bác sĩ kê đơn để trị mụn trứng cá và một số bệnh lý da liễu bao gồm giảm nếp nhăn.
Retinol dạng uống cũng được dùng để trị bệnh sởi và chứng khô mắt ở những người có hàm lượng retinol thấp. Retinol cũng được dùng cho bệnh bạch cầu.
Thuốc này đã được nghiên cứu có tác dụng chữa trị đối với một số bệnh lý như ung thư, đục thủy tinh thể, HIV. Tuy nhiên, hiệu quả và an toàn cụ thể trên những bệnh này vẫn chưa được chứng minh.
Bạn nên sử dụng thuốc retinol như thế nào?
Đối với dạng viên nén retinol, bạn lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn như sau:
Bạn luôn phải uống thuốc kèm một cốc nước đầy để tránh kích ứng; Bạn không nên nhai hoặc bẻ viên thuốc và cố gắng nuốt càng nhanh càng tốt; Bạn có thể uống thuốc kèm thức ăn và sữa; Bạn uống thuốc theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ; Bạn phải làm xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời, phải xét nghiệm chức năng gan thường xuyên.
Đối với retinol dạng gel hoặc kem, bạn thoa nhẹ thuốc lên vùng da bị ảnh hưởng 1 lần mỗi ngày khoảng 20 đến 30 phút sau khi rửa sạch da.
Bạn nên bảo quản thuốc retinol như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc retinol ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc retinol cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường khuyến cáo cho nam giới là 900 mcg mỗi ngày (tương đương 3000 đơn vị mỗi ngày).
Liều thông thường khuyến cáo cho phụ nữ là 700 mcg mỗi ngày (tương đương 2330 đơn vị mỗi ngày).
Đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đang mang thai, liều khuyến cáo là từ 750 đến 770 mcg mỗi ngày (tương đương 2500 đến 2600 đơn vị mỗi ngày).
Đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đang cho con bú, liều khuyến cáo là 1300 mcg mỗi ngày (tương đương 4330 đơn vị mỗi ngày).
Liều thông thường cho người lớn bị khô mắt:
Bạn uống 200000 đơn vị mỗi ngày trong 2 ngày, sau đó lặp lại liều trên sau 2 tuần.
Liều thông thường cho người lớn bị mụn trứng cá:
Bạn uống 0,5-0,7 mg/kg isotretinoin mỗi ngày hoặc 0,25-0,4 mg/kg mỗi ngày (liều thấp) cho một trong 4 tuần.
Liều thông thường cho người lớn bị bệnh bạch cầu cấp:
Bạn uống 45 mg/ m2 (diện tích bề mặt cơ thể) tất cả các dạng axit retinoid dạng trans mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị ung thư:
Đối với ung thư vú: bạn uống 1000-6000 mg retinol (tương đương 3000-10000 đơn vị) mỗi ngày; Đối với ung thư dạ dày hoặc ruột: bạn uống liều 5000 đơn vị và 50000 đơn vị mỗi tuần; Đối với những trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ do ung thư, bạn sẽ được tiêm 100000 đơn vị mỗi tuần; Đối với ung thư cổ tử cung, bạn nên dùng những thực phẩm chức năng bổ sung retinol trong 1 đến 3 năm; Đối với ung thư ruột kết, bạn dùng liều 25000 đơn vị retinol phối hợp với 30 mg beta-carotene 1 lần mỗi ngày trong 7 năm; Đối với ung thư phổi, bạn uống 20 đến 50 mg beta-carotene mỗi ngày hoặc cách ngày trong 5 đến 12 năm; Đối với ung thư da, bạn uống 100000 đơn vị retinol trong 18 tháng.
Liều thông thường cho người lớn bị viêm khớp:
Bạn uống Etretinate (một dạng của retinol) với liều 0,5 mg/kg mỗi ngày trong 4 tuần, sau đó giảm liều còn 0.25 mg/kg mỗi ngày nếu bạn không nhận thấy có sự cải thiện hoặc nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Liều thông thường để hỗ trợ cho người lớn bị HIV:
Liều lớn retinol (400000 đơn vị ở người lớn và 50000 đơn vị ở trẻ sơ sinh) được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn sau sinh, khoảng 2 năm.
Liều dùng thuốc retinol cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường khuyến cáo cho trẻ em:
Đối với trẻ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 400 mcg mỗi ngày (tương đương 1333 đơn vị mỗi ngày); Đối với trẻ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 500 mcg mỗi ngày (tương đương 1666 đơn vị mỗi ngày); Đối với trẻ 1-3 tuổi, bạn cho trẻ uống 300 mcg mỗi ngày (tương đương 1000 đơn vị mỗi ngày); Đối với trẻ 3-8 tuổi, bạn cho trẻ uống 400 mcg mỗi ngày (tương đương 1333 đơn vị mỗi ngày); Đối với trẻ 8-13 tuổi, bạn cho trẻ uống 600 mcg mỗi ngày (tương đương 2000 đơn vị mỗi ngày); Đối với trẻ 13-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 900 mcg mỗi ngày (tương đương 3000 đơn vị mỗi ngày).
Liều thông thường cho trẻ bị khô mắt:
Bạn cho trẻ uống 200000 đơn vị: mỗi ngày ngay sau khi chẩn đoán và uống 200000 đơn vị vào ngày tiếp theo. Sau đó, cho trẻ uống 200000 đơn vị trước khi xuất viện hoặc khi những triệu chứng lâm sàng đã giảm hoặc 2-4 tuần sau đó; Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng và rất nhỏ, nhẹ cân cần được sử dụng liều bằng một nửa liều trên.
Liều thông thường cho trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp:
Bạn cho trẻ uống axit retinoic dạng trans 25 đến 45 mg mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn hoặc trong vòng 2 năm khi phối hợp với liệu pháp trị liệu ung thư.
Liều thông thường cho trẻ bị thiếu máu:
Bạn cho trẻ uống 3000 mcg retinol mỗi ngày trong 2 tháng.
Liều thông thường cho trẻ sinh non bị loạn sản phế quản phổi:
Bạn cho trẻ uống 2000 đơn vị cách ngày hoặc 4000 đơn vị 3 lần mỗi tuần.
Liều thông thường để thúc đẩy quá trình tăng trưởng ở trẻ em:
Bạn uống 60 mg retinol trong 1 đến 6 liều trong mỗi 4 đến 6 tháng trong 12 đến 104 tuần.
Liều thông thường cho trẻ em bị sởi:
Bạn cho trẻ uống 200000 đơn vị mỗi ngày trong 2 ngày đối với trẻ bị thiếu hụt retinol và 100000 đơn vị mỗi ngày trong 2 ngày đối với trẻ sơ sinh.
Liều thông thường để hỗ trợ trẻ bị HIV:
Bạn cho trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV dùng liều lớn retinol là 50000 đơn vị sau sinh trong 2 năm.
Thuốc retinol có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc retinol có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang hàm lượng 7500, 8000, 10000 và 25000 đơn vị; Viên nén hàm lượng 10000 và 15000 đơn vị; Retinol dạng gel, kem và dung dịch.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc retinol?
Các tác dụng phụ thường gặp của retinol bao gồm:
Bệnh da liễu ở mặt; Dính da; Mụn; Khô chất nhầy; Viêm môi; Rụng tóc.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp bao gồm:
Phản ứng dị ứng da nghiêm trọng; Viêm kết mạc; Lớp sừng mỏng; Mờ giác mạc.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc retinol bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc retinol bạn nên:
Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn có tiền sử trầm cảm hoặc bệnh lý thần kinh; Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị bệnh tim, tăng cholesterol máu hoặc triglyceride, loãng xương hoặc các bệnh lý về xương; Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị rối loạn đường ruột như viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc hội chứng Crohn, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn ăn uống (như chán ăn), bệnh gan.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc A (đối với thuốc uống), nhóm C (nếu liều dùng vượt quá RDA) và nhóm X (nếu liều > 6000 đơn vị mỗi ngày) đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc retinol có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:
Một số kháng sinh như demeclocycline, tetracyclines, minocycline – việc sử dụng một lượng lớn retinol cùng với những kháng sinh này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng là tăng huyết áp nội sọ; Acetaminophen (Tylenol® và các thuốc khác), amiodarone (Cordarone®), carbamazepine (Tegretol®), isoniazid (INH®), methotrexate (Rheumatrex®), methyldopa (Aldomet®), fluconazole (Diflucan®), itraconazole (Sporanox®), erythromycin (Erythrocin®, ilosone® và những thuốc khác), phenytoin (Dilantin®), lovastatin (Mevacor®), pravastatin (Pravachol®), simvastatin (Zocor®) – những thuốc gây hại cho gan khi được dùng chung với retinol; Warfarin – sử dụng một lượng lớn retinol cùng với thuốc này có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ bị bầm tím và xuất huyết.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc retinol không?
Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc retinol?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
6. Trường hợp hẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Retinol (Thylrone®). Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Repaglinide - Kiểm soát lượng đường cao trong máu
- doc Thuốc Re-Zoom - Điều trị rối loạn cương dương
- doc Thuốc Ravin Enema® - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Rasburicase - Ngăn chặn nồng độ axit uric cao trong máu
- doc Thuốc Rasagiline - Điều trị rối loạn vận động
- doc Thuốc Rantudil® - Điều trị đau và viêm khớp
- doc Thuốc Ranolazine - Điều trị đau ngực mãn tính
- doc Thuốc Ranitidine - Điều trị loét dạ dày
- doc Thuốc Ramucirumab - Điều trị một số bệnh ung thư
- doc Thuốc Ramipril - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Raltegravir - Điều trị HIV
- doc Thuốc Raloxifene - Điều trị xương bị hao mòn
- doc Thuốc Racecadotril - Điều trị tiêu chảy cấp
- doc Thuốc Rabeprazole - Điều trị bệnh dạ dày
- doc Thuốc Rhumenol Night XO® - Điều trị đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể
- doc Thuốc Rhumanol-Flu 500® - Giảm đau và hạ sốt
- doc Thuốc Resveratrol - Điều trị xơ vữa động mạch
- doc Thuốc Rhinopront® - Giúp thông niêm mạc vùng mũi
- doc Thuốc Rhinocort®Allergy Spray - Làm giảm các triệu chứng dị ứng hô hấp
- doc Thuốc Rheumon® Gel - Điều trị bệnh thấp và mô mềm thuộc hệ xương
- doc Thuốc Rezoclav - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
- doc Thuốc REVETIZE® - Cung cấp các chất dinh dưỡng cho móng tay, tóc, da
- doc Thuốc Retinyl palmitate - Điều trị mụn, nếp nhăn
- doc Thuốc Retapamulin - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Reserpine - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Remos IB® - Điều trị ngứa, vết côn trùng cắn, chàm, viêm da
- doc Thuốc Remeron® - Điều trị rối loạn trầm cảm
- doc Thuốc Regorafenib - Điều trị ung thư ruột kết và trực tràng
- doc Thuốc Reglan® - Điều trị chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày
- doc Thuốc Refresh® Tears - Điều trị khô mắt, giảm cảm giác nóng, rát, kích ứng mắt
- doc Thuốc Refresh® Plus - Giảm đau nhất thời cảm giác nóng, bỏng
- doc Thuốc Refresh® Eye Itch Relief - Điều trị ngứa mắt do dị ứng
- doc Thuốc Rectiofar - Điều trị chứng táo bón
- doc Thuốc Recol® - Giảm nguy cơ đau tim, đau ngực
- doc Thuốc Rebamipide - Điều trị viêm dạ dày