Nguyên tuy cúc - Trị phong thấp
Nguyên tuy cúc là cây thảo hằng năm, nhỏ, nằm ở đất thuộc họ Cúc, mọc ở ven bờ ruộng, ruộng ẩm ở nhiều nơi nước ta, dùng đắp ngoài trị phong thấp, làm thuốc rửa mặt, cảm lạnh đau đầu, đau ngực. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Nguyên tuy cúc - Cotula anthemoides L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
1. Mô tả
Cây thảo hằng năm, nhỏ, nằm ở đất, thân dài 10 - 15 (5 - 30)cm. Lá kép dài 3 - 5cm, do 3 - 4 cặp lá chét có thuỳ nhọn, không lông. Hoa đầu vàng vàng, đơn độc trên một cuống dài hay ngắn; lá bắc hai hàng; hoa cái không tràng; hoa lưỡng tính ở trong. Quả bế không có mào lông.
Ra hoa tháng 1 - 3, có quả tháng 3.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Cotulae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Pakistan, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây thường mọc ở ven bờ ruộng, ruộng ẩm ở nhiều nơi.
4. Công dụng
Ở Ấn Độ, toàn cây giã ra rồi nấu với dầu, dùng đắp ngoài trị phong thấp. Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực.
Trên đây là một số thông tin về cây Nguyên tuy cúc mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.