Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình.

Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bằng việc tham gia đầu tư vốn cho tất cả các công trình trọng điểm của tỉnh, Chi nhánh đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý về loại tiền hay kỳ hạn có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán, quy trình thủ tục còn rườm rà, thời gian xét duyệt vay còn dài hay để tiếp cận vốn của ngân hàng chưa thực sự dễ dàng, thái độ và năng lực của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đó là vấn đề cấp thiết cần được khắc phục, điều chỉnh để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Từ nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình và đề xuất một vài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và phòng ngừa rủi ro phát sinh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tập trung xem xét từ hai góc độ chính là: thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng của ngân hàng và sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp.Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình.

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp phân tích số liệu

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Khái quát về ngân hàng thương mại

Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Phân loại tín dụng ngân hàng

Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng trong nước và trên thế giới

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Bình

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Đánh giá về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình cho thấy: Hoạt động tín dụng là một trong những thế mạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn là rất lớn nhưng Chi nhánh đã có quy mô tín dụng là khá lớn, là đơn vị có thị phần tín dụng lớn nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, và cơ cấu lại dư nợ vay để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh hoạt động an toàn, bền vững. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, giữ vững vị thế là đơn vị đứng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3.2 Kiến nghị

Cần bổ sung thêm cán bộ tín dụng cũng như cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quan hệ khách hàng.

Định hướng tín dụng trong thời gian tới của BIDV nói chung và BIDV Quảng Bình nói riêng là hướng tới khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, phát triển các dịch vụ như phát hành thẻ ATM...

4. Tài liệu tham khảo

Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính-Hà Nội

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng

David Cook (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

C.Mác (1962), Tư Bản, Quyển 3, Tập 2, Nhà xuất bản Sự Thật.

Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM