Muồng đỏ - Tác dụng trừ giun sát trùng
Muồng đỏ thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá. Để biết được công dụng trong y học của vị thuốc cây muồng đỏ mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Muồng đỏ, Muồng tía - Cassia timoriensis A. DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 10m; nhánh và lá không lông hay có lông vàng. Lá có cuống chung dài 20-30cm, có lông; lá chét 10-20 cặp, thuôn, dài 2-6cm, rộng 1-1,5cm, không lông hay có lông vàng cả hai mặt; lá kèm như tai, dài 1,5-2cm. Chùm hoa ở nách lá, dài 10-30cm, dày; lá bắc đến 2cm; cuống 1-3cm; lá đài 7-15mm; tràng vàng, dài đến 2cm; nhị 2 to, 5-3 nhỏ. Quả dẹp, dài 8-16cm; hạt 10-30 dẹp, bóng láng, 7x5mm.
2. Bộ phận dùng
Quả non và vỏ - Folium et Cortex Cassiae Timoriensis.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Xri Lanca, qua các nước Đông nam Á châu đến bắc úc châu. Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá.
4. Tính vị, tác dụng
Quả non trừ giun, vỏ sát trùng.
5. Công dụng
Lá non và hoa ăn được.
Ở Campuchia, quả non dùng trị giun.
Ở Lào, vỏ ngâm trong dầu dùng trị ghẻ.
Với một số thông tin về vị thuốc cây muồng đỏ mà eLib.VN đã tổng hợp trên đây, hy vọng bài thuốc sẽ hữu ích đến bạn. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y