Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất phương hướng là trạng thái tinh thần thay đổi, khi bạn bối rối về thời gian, bạn đang ở đâu hoặc thậm chí bạn là ai. Tuy không phải là tình trạng đe dọa đến tính mạng, nhưng một số bệnh gây mất phương hướng có thể nghiêm trọng, vì vậy cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về hội chứng này, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về hội chứng mất phương hướng

Hội chứng mất phương hướng là gì?

Mất phương hướng là trạng thái tinh thần thay đổi. Mất phương hướng là khi bạn bối rối về thời gian, bạn đang ở đâu hoặc thậm chí bạn là ai.

Mất phương hướng không phải tình trạng đe dọa tính mạng. Nhưng một số bệnh gây mất phương hướng có thể nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị.

Triển vọng hồi phục của bạn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây mất phương hướng. Ví dụ như các tình trạng như Alzheimer, có thể gây ra mất phương hướng suốt đời. Mặt khác, say nắng có thể chỉ gây mất phương hướng tạm thời.

2. Triệu chứng mất phương hướng

Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến mất phương hướng?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Nhầm lẫn hoặc không thể suy nghĩ rõ ràng như bình thường ;
  • Mê sảng, nhầm lẫn và bị gián đoạn sự chú ý;
  • Ảo tưởng hoặc tin vào những điều dù đã được chứng minh là sai;
  • Kích động hoặc cảm giác hung hăng và bồn chồn;
  • Ảo giác, nhìn hoặc nghe thấy những điều mà người khác không nghe/thấy;
  • Đi thơ thẩn xung quanh.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

Ở một số người, chẳng hạn như những người mắc chứng mất trí nhớ, những triệu chứng này có thể phát triển chậm. Tuy nhiên, nếu ai đó đột nhiên mất phương hướng, cho dù là người lớn tuổi hoặc trẻ em, bạn cần đưa họ đến gặp bác sĩ ngay.

Dấu hiệu cho thấy ai đó bị mất phương hướng và cần giúp đỡ bao gồm:

  • Họ dường như không tập trung sự chú ý;
  • Họ chậm chạp và không chắc chắn;
  • Họ đang lầm bầm và nói vô nghĩa;
  • Họ không nhận ra những người quen;
  • Họ kích động và buồn bã;
  • Họ đang nhìn thấy những thứ mà người khác không thấy.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Nguyên nhân gây hội chứng mất phương hướng

Nguyên nhân nào gây mất phương hướng?

Nguyên nhân gây mất phương hướng có thể bao gồm:

Mê sảng và mất trí nhớ

Hai nguyên nhân phổ biến gây mất phương hướng là mê sảng và mất trí nhớ. Mê sảng gây ra bởi chức năng não bất thường đột ngột, chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Nó có thể được kích hoạt bởi thuốc, nhiễm trùng và chấn thương. Một sự kiện đơn giản như thay đổi trong môi trường xung quanh cũng có thể là tác nhân gây mê sảng. Ví dụ như một số người trưởng thành có thể bị mê sảng ở bệnh viện sau phẫu thuật hoặc sau khi được chăm sóc đặc biệt. Có ba loại mê sảng gồm:

  • Hiếu động: có thể gây ảo giác và hành vi kích động;
  • Giảm động: có thể gây buồn ngủ và chậm chạp;
  • Hỗn hợp: gồm các triệu chứng của hiếu động và giảm động.

Mê sảng được đặc trưng bởi:

  • Giảm kỹ năng tư duy;
  • Khả năng chú ý kém;
  • Ảo giác;
  • Hình dáng hoặc lời nói bất thường.

Mê sảng thường phát sinh nhanh chóng, biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Sa sút trí tuệ phát triển chậm hơn mê sảng, thường là vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng đặc trưng. Mất phương hướng và mất trí nhớ ngắn hạn có thể là một số dấu hiệu sớm của chứng mất trí.

Thuốc

Mất phương hướng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Cồn;
  • Chất kích thích;
  • Thuốc theo toa.

Việc ngưng dùng một số loại thuốc cũng có thể gây mất phương hướng.

Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

  • Mất trí nhớ;
  • Ngộ độc carbon monoxide;
  • Viêm động mạch não hoặc viêm các động mạch trong não;
  • Xơ gan và suy gan;
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não hoặc viêm màng não ;
  • Co giật một phần phức tạp;
  • Chấn động;
  • Mất nước;
  • Quá liều thuốc bao gồm cả thuốc theo toa;
  • Xáo trộn điện giải ;
  • Động kinh;
  • Sốt;
  • Các bệnh liên quan đến nhiệt độ;
  • Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết ;
  • Hạ thân nhiệt, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35°C ;
  • Suy giáp hoặc cường giáp ;
  • Thiếu oxy hoặc giảm lượng oxy cung cấp;
  • Tổn thương hàng loạt trong não như khối u hoặc khối máu tụ;
  • Bệnh về ty thể ;
  • Hạ huyết áp thế đứng;
  • Suy thận;
  • Hội chứng Reye;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Đột quỵ;
  • Thiếu vitamin;
  • Rối loạn tiền đình, ảnh hưởng đến tai trong.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây mất phương hướng. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

4. Điều trị hội chứng mất phương hướng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng mất phương hướng?

Nếu bạn bị mất phương hướng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị sau khi chẩn đoán nguyên nhân. Bạn có thể làm một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán nguyên nhân và tìm ra bất kỳ triệu chứng nào đi kèm. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

Nếu bạn chăm sóc một người dễ bị mất phương hướng, bác sĩ có thể gợi ý những cách để bạn giảm bớt sự mất phương hướng của họ.

5. Kiểm soát hội chứng mất phương hướng

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát hội chứng mất phương hướng?

Một số biện pháp giúp bạn kiểm soát hội chứng này như:

Bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nếu đang dùng thuốc để điều trị nguyên nhân gây mất phương hướng. Nếu nguyên nhân không dễ điều trị, tốt nhất bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sống chung với tình trạng này trong tương lai. Hãy để gia đình bạn biết phải làm gì nếu nó xảy ra một lần nữa.

Nếu bạn chăm sóc một người dễ bị mất phương hướng, đây là những điều bạn có thể làm để giúp đỡ:

Theo dõi bệnh sử của họ. Hãy chắc chắn rằng bạn có một danh sách tất cả các loại thuốc mà người thân đã dùng. Thông tin của bạn về thói quen, bệnh sử và các triệu chứng hiện tại của người bệnh có thể rất quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng mất phương hướng. Không thay đổi đồ đạc trong nhà. Việc thay đổi vị trí đồ vật có thể khiến người bệnh mất phương hướng. Một số đồ vật có thể giúp bệnh nhớ lại và định hướng đúng. Luôn ở bên cạnh. Sự hiện diện của bạn có thể giúp người bệnh yên tâm và thoải mái.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mất phương hướng, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng như trên!

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM