Chứng sợ khoảng rộng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người bị chứng sợ khoảng rộng thường có khó khăn trong việc cảm thấy an toàn tại bất kỳ nơi công cộng nào, đặc biệt là nơi đám đông tụ tập. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Chứng sợ khoảng rộng là bệnh gì?
Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người bị chứng sợ khoảng rộng thường có khó khăn trong việc cảm thấy an toàn tại bất kỳ nơi công cộng nào, đặc biệt là nơi đám đông tụ tập. Bạn có thể cảm thấy cần một người bạn đồng hành, chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè đến những nơi công cộng. Sự sợ hãi có thể áp đảo đến nỗi bạn cảm thấy không thể ra khỏi nhà.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng sợ khoảng rộng?
Các triệu chứng điển hình của chứng sợ khoảng rộng bao gồm sợ hãi:
- Ở nhà một mình Đám đông hoặc chờ xếp hàng;
- Các không gian kín chẳng hạn như rạp chiếu phim, thang máy hoặc cửa hàng nhỏ;
- Các không gian mở chẳng hạn như bãi đậu xe, cầu hoặc trung tâm mua sắm;
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng chẳng hạn như xe buýt, máy bay hoặc tàu hỏa.
Những tình huống này gây lo âu vì bạn sợ sẽ không thể trốn thoát hoặc tìm được sự trợ giúp nếu hoảng sợ hoặc có các triệu chứng bất lực hay lúng túng khác.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Luôn luôn sợ hãi hoặc lo lắng khi tiếp xúc với một tình huống;
- Sự sợ hãi hoặc lo lắng của bạn không phù hợp với nguy cơ thực sự của tình huống;
- Bạn luôn tránh đi đến nơi có khoảng rộng và cần một người bạn đồng hành để đi cùng hoặc bạn chịu đựng tình huống đó nhưng cực kỳ đau khổ;
- Bạn bị căng thẳng nghiêm trọng do những vấn đề trong xã hội, công việc hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Sự ám ảnh và tránh né của bạn thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chứng sợ khoảng rộng có thể làm hạn chế khả năng giao tiếp xã hội, công việc, tham gia vào các sự kiện quan trọng và thậm chí là các công việc hàng ngày như chạy bộ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chứng sợ khoảng rộng?
Nguyên nhân hứng sợ khoảng rộng xảy ra vẫn còn chưa rõ, nhưng người ta nghĩ rằng các vùng não kiểm soát phản ứng sợ hãi có thể đóng vai trò.
Các yếu tố môi trường chẳng hạn như một vụ đột nhập hoặc tấn công cũng góp phần gây ra bệnh này. Có bằng chứng cho thấy các rối loạn lo âu diễn ra trong gia đình nên các yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò gây ra chứng sợ khoảng rộng và các chứng hoảng loạn khác.
Ở một số người, bệnh xảy ra sau khi họ từng có một hoặc nhiều đợt hoảng loạn và bắt đầu lo sợ những tình huống này có khả năng diển ra trong tương lai.
Các rối loạn lo âu hoặc ám ảnh khác có thể đóng một vai trò làm bệnh nặng hơn.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc chứng sợ khoảng rộng?
Chứng sợ khoảng rộng rất thường gặp. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 2 lần nam giới và thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tới 35. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ khoảng rộng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với chứng sợ khoảng rộng như:
- Có các rối loạn hoảng loạn hoặc ám ảnh khác;
- Thường sợ hãi và tránh né khi có hoảng loạn;
- Trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống chẳng hạn như lạm dụng, cha mẹ mất hoặc bị tấn công;
- Thường lo lắng hoặc hồi hộp;
- Có người thân trong gia đình bị chứng sợ khoảng rộng.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng sợ khoảng rộng?
Chứng sợ khoảng rộng được chẩn đoán dựa trên:
- Dấu hiệu và triệu chứng;
- Phỏng vấn chuyên sâu bởi bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần;
- Khám thực thể để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng sợ khoảng rộng?
Liệu pháp tâm lý
Bạn có thể tới gặp các chuyên gia tâm lý để dược tư vấn cách điều trị bệnh. Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những hình thức tâm lý hiệu quả nhất cho các rối loạn lo âu, bao gồm cả chứng sợ khoảng rộng.
Thuốc men
Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị chứng sợ khoảng rộng và đôi khi thuốc chống lo âu được sử dụng để kiểm soát tình trạng của bạn. Thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hơn thuốc chống lo âu trong điều trị chứng sợ khoảng rộng.
Thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) như fluoxetine (Prozac®) và sertraline (Zoloft®) được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ với chứng sợ khoảng rộng. Các loại thuốc chống trầm cảm khác cũng có thể điều trị chứng sợ khoảng rộng hiệu quả. Thuốc chống lo âu. Các loại thuốc chống lo âu – các thuốc benzodiazepine – là thuốc an thần, trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho phép dùng tạm thời để làm giảm các triệu chứng lo âu. Benzodiazepine thường chỉ được sử dụng để làm giảm lo lắng cấp tính trong thời gian ngắn. Vì chúng gây nghiện nên các loại thuốc này không phải là sự lựa chọn tốt nếu bạn đã có những vấn đề lâu dài với lo lắng hoặc các vấn đề về lạm dụng ma túy và rượu. Có thể mất vài tuần để thuốc làm giảm các triệu chứng. Và bạn có thể phải thử một số loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra một loại thuốc phù hợp nhất cho mình.
Trong quá trình đình trị bệnh bằng thuốc chống trầm cảm, có thể sẽ có các phản ứng phụ gây ra cảm giác không thoải mái hoặc thậm chí các triệu chứng của đợt hoảng loạn. Vì lý do này, bác sĩ sẽ dần dần tăng liều trong quá trình điều trị và từ từ giảm liều khi cảm thấy bạn sẵn sàng ngừng dùng thuốc.
Thuốc thay thế
Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có những lợi ích làm dịu và chống lo lắng. Trước khi bạn dùng bất kỳ loại nào trong số này để điều trị chứng sợ khoảng rộng thì hãy nói chuyện với bác sĩ vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng sợ khoảng rộng?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng sợ khoảng rộng:
- Tuân thủ kế hoạch điều trị được đề nghị ;
- Học cách thư giãn và duy trì bình tĩnh ;
- Cố gắng đối mặt với tình huống lo sợ, vì điều này có thể làm cho ta không còn sợ hãi ;
- Tránh uống rượu và các chất gây nghiện;
- Giữ sức khoẻ bằng các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chứng sợ khoảng rộng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóng đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chậm phát triển tâm thần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chán ăn thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ăn cắp vặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Stockholm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh sợ hãi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh chuyên biệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Catatonia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ganser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau đầu căng thẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Jet lag - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lo âu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mê sảng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ngoại tháp - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giải thể nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn Jumping Frenchmen of Maine - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu chia ly - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu xã hội - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lưỡng cực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn triệu chứng thực thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm theo mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự gây thương tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị