Màn đất - Tác dụng thanh nhiệt giải độc
Màn đất là cây cỏ cao thuộc họ Hoa mõm sói, thường gặp dọc bờ sông trong cái bãi cát ẩm, các đầm lầy, ruộng rừng thưa ẩm, ở đồng bằng tới độ cao 1000m, được dùng cầm tiêu chảy, trị giun, phổi nóng sinh ho,... Để biết được công dụng trong y học của cây Màn đất mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Màn đất, rau choi, Cỏ é - Lindernia antipoda (L) Alston (Bonnaya veronicaefolia (Retz) Spreng) thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.
1. Mô tả
Cỏ cao cỡ 5-30cm, thân bò rồi đứng, không lông, có rễ ở mắt. Lá có cuống ngắn, phiến bầu dục, dài 2-4cm, rộng 5-12mm, mép có răng gân phụ 4-5 cặp. Chùm ở nách lá; đứng mang hoa mọc đối, cuống hoa dài; lá đài dính nhau ở gốc, cao 4mm, tràng màu tía nhạt, có ống mang môi dưới to; nhị
Quả nang dài 10-16mm, 2-3 lần dài hơn đài, hình trụ, thót nhọn ở đầu. Hạt nhỏ, rất nhiều, màu vàng hình cầu hay hình tháp, có mũi có vân mang mịn.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Linderniae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Xri Lanca, Ân Độ, Mianma, Nam và Trung Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Tân Ghinê và Polynêdi. Thường gặp dọc bờ sông trong cái bãi cát ẩm, các đầm lầy, ruộng rừng thưa ẩm, ở đồng bằng tới độ cao 1000m, từ Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phú cho tới các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tới Cần Thơ, Minh Hải.
4. Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun.
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương.
Trên đây là một số thông tin về cây Màn đất mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.