Lương xương - Trị lỵ và trục giun

Lương xương là cây gỗ thuộc họ Chè, mọc trong các rừng thường xanh từ Lào Cai, Sơn La tới Khánh Hoà và Lâm Đồng, dùng phối hợp với thuốc khác để trị lỵ, trục giun, trị sốt. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Lương xương - Trị lỵ và trục giun

Lương xương, Chè béo - Anneslea fragrans Wall; thuộc họ Chè - Theaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ cao 4-15m. Lá xoan - bầu dục hay thuôn - nhọn ở gốc, tròn ở đầu, nguyên hoặc hơi lượn tai bèo, có những điểm tuyến màu đen đen ở mặt trên, dài 4,5-15cm, rộng 2-6cm; cuống lá dài 1-2cm, dẹp ở trên. Hoa có cuống dài, xếp 6-14 cái thành ngù dạng tán. Quả hình cầu, sù sì dạng quả mọng, đường kính 25mm, mang các lá đài và vòi nhuỵ đồng trưởng, có 3 ô. Hạt 2 -3 trong mỗi ô, dài 11mm, rộng 6mm, có áo hạt màu tía, với vỏ ngoài dày và hoá gỗ; nội nhũ có dầu.

Hoa tháng 12, quả tháng 3.

2. Bộ phận dùng

Vỏ, lá - Cortex et Folium Annesleae Fragrantis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia đến Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong các rừng thường xanh từ Lào Cai, Sơn La tới Khánh Hoà và Lâm Đồng.

4. Công dụng

Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về cây Lương xương mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM