Lá hến - Làm thuốc trị lỵ

Lá hến là cây thảo mọc hằng năm có rễ to, thân nhiều, suôn, thuộc họ Thầu dầu, mọc ở các sân cỏ, dọc đường đi cả trong rừng thưa, rừng tre, được dùng chữa mụn nhọt, đau mắt đỏ, kiết lỵ, tiêu chảy,... Để biết được công dụng trong y học của cây Lá hến mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Lá hến - Làm thuốc trị lỵ

Lá hến, cây Cào cào - Cỏ sữa lá ban - Euphorbia hypericifolia L. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

1. Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm có rễ to, thân nhiều, suôn, trải dải ra rồi đứng, cao đến 50cm, có phiến trắng không lông. Lá có phiến hẹp, dài đến 2,5cm, gốc không còn xốp, mép có răng nằm, có lông thưa. Xim ngắn ở nách lá, bầu cao 1mm, không lông, tuyến to, vàng tai trắng hay hồng; bầu cao 1mm, không lông, vòi chẻ hai. Quả nang to 2mm, hột 1mm, nhẵn, có vài lông rải rác, màu đo đỏ.

Hoa tháng 4 - 9.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây  -  Herba Euphorbiae Hypericifoliae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài liên biệt đới, mọc ở các sân cỏ, dọc đường đi cả trong rừng thưa, rừng tre đến 900m khắp Bắc Trung Nam.

4. Thành phần hoá học

Có chất phenolic, tinh dầu, glucosid và alcaloid.

5. Tính vị, tác dụng

Có tính thu liễm.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cả cây dùng chữa mụn nhọt, đau mắt đỏ và kiết lỵ.

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi.

Trên đây là một số thông tin về cây Lá hến mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM