Lá buông - Chứa chất gây độc cho cá
Lá buông là cây có thân cột trưởng thành cao tới 10m hay hơn, thuộc họ Cau, chỉ gặp ở rừng đồng bằng từ Đại Lãnh (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Biên Hoà (Đồng Nai). Lá được dùng làm bánh, quả độc dùng để duốc cá. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Lá buông qua bài viết này nhé.
Mục lục nội dung
Lá buông - Corypha lecomtei Becc., thuộc họ Cau - Arecaceae.
1. Mô tả
Thân cột trưởng thành cao tới 10m hay hơn, dày 40 - 60cm. Lá to, cuống lá 8m và hơn, có rãnh sâu, rộng 30cm ở gốc, có mép phủ những răng khoẻ màu đen, phiến lá dài 4,50m, với khoảng 50 đoạn tách nhau nhiều hay ít, các đoạn giữa dài 2,5m. Cụm hoa hình tháp, dài 2,50m và hơn, có cá c nhánh hơi trải ra và phân nhánh 3 - 4 lần. Quả hình cầu dạng trứng, tròn ở chóp, dài 4,5cm, rộng 3 - 5cm. Hạt hình cầu, hơi cao hơn rộng, có vỏ dày 2 - 2,5mm, với nội nhũ hoá sừng.
Ra hoa tháng 3 - 9.
2. Bộ phận dùng
Quả - Fructus Coryphae.
3. Nơi sống và thu hái
Cây đặc hữu của Nam Đông Dương, thường chỉ gặp ở rừng đồng bằng từ Đại Lãnh (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Biên Hoà (Đồng Nai).
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên.
Ở Campuchia, các lá non trước đây được dùng để in kinh tôn giáo. Thân cây chứa bột cọ dùng làm bánh, mỗi cây có thể cho tới 20kg. Quả độc dùng để duốc cá, nhất là vào lúc con nước thấp (tháng 3 - 5) cá bắt được dùng muối mà không bị ngộc độc.
Trên đây là một số thông tin về cây Lá buông mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.