Bệnh không dung nạp thực phẩm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Không dung nạp thực phẩm nghĩa là cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một loại thực phẩm hoặc một thành phần trong đó. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh này? Tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh không dung nạp thực phẩm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về bệnh không dung nạp thực phẩm

Bệnh không dung nạp thực phẩm là gì?

Nếu bạn có phản ứng xấu với một loại thực phẩm nhất định, bạn có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm. Không dung nạp nghĩa là cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một loại thực phẩm hoặc một thành phần trong đó, chẳng hạn như thuốc nhuộm hoặc hóa chất.

Không dung nạp thực phẩm khác với dị ứng. Dị ứng là khi hệ miễn dịch của cơ thể cho rằng thực phẩm có hại và cố gắng chống lại nó.

2. Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm

Những dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp thực phẩm là gì?

Rất khó để xác định bạn bị dị ứng thức ăn hay không dung nạp thực phẩm vì các dấu hiệu thường khá giống nhau

Theo một chuyên gia, khi bạn bị dị ứng, thậm chí một lượng nhỏ thức ăn cũng dẫn đến các triệu chứng. Trong khi đó, đối với người không dung nạp thực phẩm, một lượng nhỏ thức ăn thường sẽ không có tác dụng.

Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm thường mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện.

Các triệu chứng khởi phát thường xảy ra vài giờ sau khi ăn và có thể tồn tại trong vài giờ hoặc vài ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 48 giờ.

Một số người không dung nạp với một số nhóm thực phẩm, khiến các bác sĩ khó xác định liệu đó có thể là bệnh mãn tính hay bệnh không dung nạp thực phẩm. Ngoài ra, việc xác định chính xác thực phẩm nào không dung nạp được cũng rất khó khăn.

Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh không dung nạp thực phẩm gồm:

  • Đầy hơi ;
  • Chứng đau nửa đầu ;
  • Nhức đầu ;
  • Ho;
  • Sổ mũi;
  • Cảm ;
  • Đau bụng ;
  • Ruột kích thích;
  • Phát ban.

3. Nguyên nhân gây không dung nạp thực phẩm

Nguyên nhân nào gây không dung nạp thực phẩm?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không dung nạp thực phẩm.

Thiếu enzyme

Enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Nếu một số enzyme này thiếu hoặc không đủ, quá trình tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng.

Những người không dung nạp lactose sẽ không có đủ lactase, một loại enzyme phân hủy lactose thành các phân tử nhỏ hơn mà cơ thể có thể tiếp tục phân hủy và hấp thụ qua ruột. Nếu lactose vẫn còn trong đường tiêu hóa, nó có thể gây co thắt, đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và ứ khí.

Những người bị dị ứng với protein sữa có các triệu chứng tương tự như những người không dung nạp lactose, đó là lý do tại sao những người mắc bệnh này thường được chẩn đoán nhầm là dị ứng.

Gần như tất cả các loại thực phẩm đều cần một loại enzyme thích hợp để tiêu hóa. Theo Tổ chức Dị ứng Anh, thiếu hụt enzyme là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng không dung nạp thực phẩm.

Hóa chất

Một số hóa chất trong thực phẩm và đồ uống có thể gây không dung nạp thực phẩm, bao gồm amin trong một số loại phô mai, caffeine trong cà phê, trà và chocolate. Một số người dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất này hơn những người khác.

Ngộ độc thực phẩm

Một số thực phẩm có hóa chất có thể gây độc đối với người dùng, như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Đậu chưa nấu chín có aflatoxin có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cực kỳ khó chịu. Ngược lại, đậu nấu chín hoàn toàn không có độc tố.

Histamine tự nhiên trong thực phẩm

Một số thực phẩm, chẳng hạn như cá, không được lưu trữ đúng cách, có thể tạo ra histamine khi chúng “thối rữa”. Một số người đặc biệt nhạy cảm với “histamine tự nhiên” này và bị nổi mẩn da, co thắt bụng, tiêu chảy, nôn mửa và buồn nôn.

Thông thường, các triệu chứng của tình trạng này tương tự như sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng mạnh).

Thực phẩm có chứa salicylate

Tình trạng không dung nạp salicylate, còn được gọi là nhạy cảm với salicylate, xảy ra khi một người phản ứng với lượng salicylate bình thường được cơ thể hấp thụ.

Salicylate là dẫn xuất của axit salicylic, xuất hiện tự nhiên trong thực vật như một cơ chế bảo vệ chống lại vi khuẩn, nấm, côn trùng và bệnh tật.

Các hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và hầu hết mọi người có thể tiêu thụ thực phẩm có chứa salicylate mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, một số người có các triệu chứng sau khi ăn một lượng lớn các chất này.

Salicylate có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm các loại trái cây và rau quả, gia vị, thảo mộc, trà và phụ gia hương vị. Hương vị bạc hà, nước sốt cà chua, quả mọng và trái cây có múi đặc biệt có hàm lượng chất này cao.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến với các chất phụ gia hương vị thường có nhiều salicylate.

Các loại không dung nạp thực phẩm

Một số loại không dung nạp thực phẩm phổ biến là:

Đường sữa; Lúa mì; Gluten; Caffeine; Histamine có trong nấm hoặc dưa chua; Phụ gia như chất ngọt nhân tạo, chất tạo màu hoặc hương liệu khác.

Một số người gặp phải phản ứng sau khi ăn bánh mì, nhưng điều này không có nghĩa là họ bị không dung nạp gluten. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào, hãy đến gặp bác sĩ trước để được kiểm tra chắc chắn.

4. Chẩn đoán và điều trị không dung nạp thực phẩm

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật nào giúp bạn chẩn đoán không dung nạp thực phẩm?

Không dễ để xác định xem một người bị không dung nạp thực phẩm hay dị ứng vì các dấu hiệu và triệu chứng thường chồng chéo lên nhau. Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng không dung nạp thực phẩm mất nhiều thời gian để xuất hiện hơn so với dị ứng thực phẩm.

Bạn nên ghi nhật ký về những loại thực phẩm đã ăn, các triệu chứng và thời gian chúng xuất hiện. Thông tin trong nhật ký có thể giúp bác sĩ xác định loại thực phẩm nào gây ra phản ứng bất lợi và đưa ra những xét nghiệm thích hợp.

Khác với tình trạng không dung nạp lactose và bệnh celiac, không có xét nghiệm chính xác, đáng tin cậy để chẩn đoán không dung nạp thực phẩm. Phương pháp chẩn đoán tốt nhất là chế độ ăn loại trừ.

Chế độ ăn loại trừ cực kỳ hữu ích trong việc xác định các nhóm thực phẩm gây không dung nạp.

Trong chế độ ăn loại trừ điển hình, bác sĩ sẽ bỏ những thực phẩm nghi ngờ khỏi chế độ ăn trong một khoảng thời gian định sẵn, thường là từ 2 tuần đến 2 tháng. Nếu trong giai đoạn này các phản ứng bất lợi không còn, bác sĩ có thể xác định được “thủ phạm”.

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để loại trừ dị ứng thực phẩm:

  • Thử nghiệm da – phương pháp này xác định phản ứng của người bệnh với một loại thực phẩm cụ thể. Bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ thực phẩm nghi ngờ trên lưng hoặc cẳng tay của người bệnh. Bác sĩ cũng sẽ tiêm một số chất vào da. Nếu người bệnh dị ứng, họ sẽ có vết sưng tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, xét nghiệm da không đáng tin cậy 100%.
  • Xét nghiệm máu – phương pháp này đo nồng độ kháng thể IgE (immunoglobulin E). Những xét nghiệm này cũng không đáng tin cậy 100%. Theo một nghiên cứu được công bố trên CMAJ, sự hiện diện của IgE có thể là một phần của phản ứng bình thường ở người.

Những phương pháp nào giúp điều trị không dung nạp thực phẩm?

Cách điều trị tốt nhất hiện nay đối với chứng không dung nạp thực phẩm là tránh xa một số loại thực phẩm hoặc ăn ít hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hông dung nạp thực phẩm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM