Thuốc Kagasdine - Điều trị viêm loét dạ dày, thực quản
Kagasdine là một loại thuốc dành cho đường tiêu hóa, được chỉ định dùng cho trường hợp trào ngược dạ dày cần giảm tiết axit trong dạ dày. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.
Mục lục nội dung
Tên hoạt chất: omeprazole
Tên thương hiệu: Kagasdine
Phân nhóm: Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
1. Công dụng thuốc Kagasdine
Công dụng thuốc Kagasdine là gì?
Kagasdine là một loại thuốc dành cho đường tiêu hóa, được chỉ định dùng cho trường hợp trào ngược dạ dày cần giảm tiết axit trong dạ dày.
Thuốc Kagasdinecó tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng tái phát của bệnh trào ngược dạ dày, đặc biệt là chứng ợ nóng. Ngoài ra, thuốc còn giúp tăng cường bảo vệ, chống ăn mòn tế bào thực quản do axit trào ngược.
Kagasdine cũng có thể dùng cùng với kháng sinh để điều trị loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori và đau dạ dày.
2. Liều dùng thuốc Kagasdine
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Kagasdine cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
bạn dùng 20mg/ngày. Sử dụng liên tục từ 4 – 8 tuần.
Liều thông thường cho người bệnh viêm loét tá tràng
Dùng 20 mg/ngày, trong thời gian từ 2 – 4 tuần.
Liều thông thường cho người bị viêm loét dạ dày
Dùng 20 – 40mg/ngày, trong thời gian liên tục từ 4 – 8 tuần.
Liều dùng thuốc Kagasdine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc này.
3. Cách dùng thuốc Kagasdine
Bạn nên dùng thuốc Kagasdine như thế nào?
Bạn nên dùng thuốc trước bữa ăn (khoảng 30 phút) theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Bạn cũng nên nuốt cả viên thuốc, không nghiền thành bột.
Trường hợp người bệnh phải ăn qua ống thông, bác sĩ sẽ tiêm thuốc này qua ống thông.
4. Các tác dụng phụ thuốc Kagasdine
Kagasdine có những tác dụng phụ nào?
Thuốc Kagasdine có thể gây những tác dụng phụ như:
Rối loạn tiêu hóa: đi tiêu, táo bón, đau bụng, nôn mửa, đầy bụng, chướng hơi… Khi đi tiêu, phân có màu đen sẫm hoặc kèm theo máu. Ợ nóng kéo dài: Đôi khi có người bệnh còn có hiện tượng khò khè kèm theo ợ nóng. Thường xuyên đau tức ngực Nghẹn cổ họng, nuốt khó Loãng xương Giảm cân Ảnh hưởng hệ xương khớp do sử dụng Kagasdine (trường hợp này ít khi xảy ra).
5. Thận trọng khi dùng thuốc Kagasdine
Trước khi dùng thuốc Kagasdine, bạn nên lưu ý điều gì?
Không phải ai bị trào ngược dạ dày cũng dùng được Kagasdine. Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau đây:
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú Trẻ dưới 5 tuổi Người cao tuổi Người dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Những người có vấn đề về thận
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,v.v.)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.
6. Tương tác thuốc Kagasdine
Thuốc Kagasdine có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Kagasdine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Kagasdine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
7. Bảo quản thuốc Kagasdine
Bạn nên bảo quản thuốc Kagasdine như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế thuốc Kagasdine
Thuốc Kagasdine có dạng và hàm lượng nào?
Kagasdine thường có dạng viên nang và đóng gói.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Kagasdine. Elib.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham khảo thêm
- doc Kerasal® Neuro Cream - Giảm đau do viêm khớp
- doc Kerasal® Intensive Foot Repair - Làm mềm da, tẩy tế bào chết
- doc Thuốc Keppra® - Điều trị bệnh động kinh
- doc Thuốc Kenacort® Retard - Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa
- doc Kem Trozimed - Điều trị bệnh vẩy nến thông thường
- doc Kẽm sulfate - Điều trị bệnh thiếu kẽm
- doc Kẽm oxit - Điều trị và ngăn ngừa chứng hăm tã
- doc Kem nghệ Thái Dương - Ngăn ngừa vết thâm, nám
- doc Kem đánh răng Kin Gingival - Bảo vệ răng, ngăn chặn viêm nướu
- doc Kem chống nắng Biore - Giúp bảo vệ da khỏi tia UV có hại
- doc Kem chống nắng Anessa - Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời
- doc Kem bôi da Babolica - Dưỡng ẩm, tái tạo da
- doc Thuốc Keflor® - Điều trị viêm phế quản cấp
- doc Thuốc Keflex® - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Kefadim® - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Keamine® - Điều trị các bệnh về chuyển hóa protein
- doc Thuốc Kaopectate® - Điều trị triệu chứng ợ nóng, đau bụng
- doc Thuốc Kanamycin Meiji® - Điều trị các bệnh nhọt độc, viêm tấy
- doc Thuốc Kamydazol - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Kamistad® Gel – N - Điều trị viêm, đau niêm mạc miệng, môi
- doc Thuốc Kalimate® - Điều trị tăng kali máu
- doc Thuốc Kali Phosphate - Ngăn ngừa sỏi thận
- doc Thuốc Kali Iodid - Điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản
- doc Thuốc Kháng sinh nhóm aminoglycoside - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Ketovazol 2% - Điều trị các bệnh ngoài da và niêm mạc
- doc Thuốc Ketotifen - Điều trị ngứa mắt dị ứng
- doc Thuốc Ketosteril® - Điều trị rối loạn chuyển hóa protein
- doc Thuốc Ketorolac - Giảm đau
- doc Thuốc Ketoprofen - Thuốc giảm đau
- doc Thuôc Ketoconazole Daewon® - Điều trị nhiễm nấm
- doc Thuốc Ketoconazole - Điều trị một số bệnh nhiễm nấm nghiêm trọng
- doc Thuốc Ketoconazol® - Điều trị bệnh nấm tại chỗ, nấm toàn thân, nấm candida
- doc Thuốc Ketasma® - Điều trị trị hen & bệnh phổi tắc nghẽn
- doc Thuốc Ketanserin - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Ketamine - Thuốc gây mê
- doc Thuốc Kali Chloride - Điều trị hoặc ngăn chặn hạ kali máu
- doc Thuốc Kaleorid® - Lợi tiểu, bổ sung kali máu
- doc Thuốc Kaleorid Lp® - Điều trị thiếu kali, co thắt cơ bắp
- doc Thuốc Kaldyum® - Điều trị thiếu kali
- doc Thuốc Kabiven Peripheral® - Bổ sung năng lượng, axit amin