Hếp - Chữa tai biến giang mai và bệnh lỵ

Hếp mọc ở vùng bờ biển, dọc nước ta, trên bờ chỗ đầm lầy, nước mặn, trong các rừng cây gỗ thấp. Rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá.  Để hiểu thêm về bài viết mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây

Hếp - Chữa tai biến giang mai và bệnh lỵ

Hếp - Scaveola taccada (Gaertn.), Roxb. (S. sericea Vahl), thuộc họ Hếp - Goodeniaceae.

1. Mô tả

Cây bụi cao 1 - 2m, có nhánh khoẻ, tròn, mang sẹo lá, có những túm lông nằm ở nách các lá. Lá mọc so le, rất sít nhau ở ngọn các nhánh, mọng nước, màu lục sáng, nhẵn hay có lông mềm dài 25 - 30mm, thành xim ở nách lá ngắn hơn các lá nhiều. Quả hình trứng hay gần hình cầu, đường kính 8 - 15mm, chứa 2 hạt.

2. Bộ phận dùng

Rễ, vỏ, lá - Radix, Cortex et Folium Scaveolae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Đông Á nhiệt đới, châu Đại dương và Madagasca. Cây mọc ở vùng bờ biển, dọc nước ta, trên bờ chỗ đầm lầy, nước mặn, trong các rừng cây gỗ thấp.

4. Thành phần hóa học

Cây chứa 2 alcaloid, trong đó có scaveolin.

5. Tính vị, tác dụng

Lá có vị đắng.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ. Lá dùng để hút như thuốc lá.

Ở Inđônêxia, nước sắc lá và vỏ cũng dùng chữa phù thũng.

Ở Malaixia, lá dùng ăn cầm ỉa chảy. Ở Ân Độ, dịch của quả nang dùng tra vào mắt làm cho sáng tránh mờ mắt và tăng khả năng nhìn xa.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM